1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

VASEP muốn Formosa “đền” cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vì vụ cá chết

Liên quan đến sự cố môi trường khiến hải sản chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung VASEP vừa có công văn số 132/2016/CV-VASEP gửi Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản và ngư dân 4 tỉnh miền Trung.


VASEP cho rằng vụ Formosa đã gây tâm lý hoang mang, khiến ngư dân không dám đi đánh bắt, và làm cho các nhà máy chế biến thủy sản bị thiếu nguyên liệu sản xuất rất trầm trọng.

VASEP cho rằng vụ Formosa đã gây tâm lý hoang mang, khiến ngư dân không dám đi đánh bắt, và làm cho các nhà máy chế biến thủy sản bị thiếu nguyên liệu sản xuất rất trầm trọng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm với doanh nghiệp và người dân 4 tỉnh miền Trung.

Liên quan đến sự cố môi trường khiến hải sản chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung VASEP vừa có công văn số 132/2016/CV-VASEP gửi Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản và ngư dân 4 tỉnh miền Trung.

Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng vụ Formosa đã gây tâm lý hoang mang, khiến ngư dân không dám đi đánh bắt, và làm cho các nhà máy chế biến thủy sản bị thiếu nguyên liệu sản xuất rất trầm trọng. Thậm chí, nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân.

Cụ thể, theo VASEP, 8 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở khu vực miền Trung chỉ thu mua nguyên liệu đạt khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu hoạt động của doanh nghiệp cũng bị giảm mạnh.

Chẳng hạn, tại Công ty cổ phần Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, hết 8 tháng của năm 2016, công ty chỉ thu mua được 228 tấn nguyên liệu, giảm đến 60% so với cùng kỳ 2015. Điều này khiến sản lượng xuất khẩu của công ty cũng giảm tới 42% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy, đến thời điểm giữa tháng 8/2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại nên dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, công ty vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác.

Ngoài việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngư dân, sự cố môi trường đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Nhiều hợp đồng thương mại quốc tế bị hủy bỏ, khiến doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn.

Đối với thị trường nội địa, người dân trên cả nước với tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản ở miền trung. Các DN và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Toàn bộ hàng nội địa phải bảo quản lâu ngày ở kho. Do đó, DN phải chịu thêm nhiều chi phí (tiền điện, kho…)… Những điều này đã làm giảm sản lượng thu mua của DN đến 60% so với cùng kỳ năm 2015.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng trên, VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở đây.

VASEP cũng kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp, tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp như tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để doanh nghiệp duy trì sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và mặt hàng mới, hỗ trợ cước phí tại cảng nhập khẩu….

Theo Nha Trang

Diễn đàn Doanh nghiệp