1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Vụ vỡ đập thủy điện: Tưởng không còn sống sót!

(Dân trí) - “Lần đầu tiên em thấy dòng nước to và mạnh như vậy. Em sợ phát khóc, người run lên không bước nổi, lúc đó em cứ nghĩ mình sẽ không còn sống sót được nữa”, em Rơ Châm Hương ở làng Mok Đen, xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai, bàng hoàng kể.

Không dám tin mình còn sống
Dưới vùng hạ lưu của thủy điện Ia Krêl 2 (làng Bi, xã Ia Dom, Đức Cơ) có rất nhiều người dân canh tác trồng cây hoa màu và cây công nghiệp. Chính vì vậy, khi đập thủy điện này bị vỡ đã đe dọa đến tính mạng hàng trăm con người.

Sự việc xảy ra vào khoảng 5h sáng ngày 12/6 nhưng mãi đến chiều tối cùng ngày, nhiều người vẫn chưa hết hoang mang, lo sợ. Ai cũng bàng hoàng không dám tin rằng mình đã may mắn thoát khỏi thủy thần hung dữ do đập thủy điện Ia Krêl 2 gây ra.

Hương và cháu của mình thoát chết kể lại sự việc cho PV nghe
Hương và cháu của mình thoát chết kể lại sự việc cho PV nghe

Vẫn chưa hết bàng hoàng, em Rơ Châm Hương (17 tuổi) kể lại, gia đình Hương có khoảng 2 ha rẫy ở dưới hạ lưu đập thủy điện Ia Krêl 2. Cách hôm xảy ra sự việc 3 ngày, cả gia đình em từ bố mẹ, đến anh, chị, em và cháu (tổng cộng khoảng hơn 20 người) kéo nhau vào rẫy làm việc.

Đến rạng sáng ngày 12/6, khi cả gia đình Hương đang ngủ thì bỗng mẹ Hương nghe tiếng nước chảy rất mạnh nên nói với chồng nhưng bố Hương cho rằng đó chỉ là tiếng xe chạy nên lại ngủ tiếp. Đến khi tiếng nước ngày càng dữ dội, bố Hương mới bật đèn rọi ra dòng suối và hoảng hồn thấy dòng nước hung dữ đang dần dâng cao.

Những đứa trẻ chưa hết hoảng sợ khi sự việc đã qua
Những đứa trẻ chưa hết hoảng sợ khi sự việc đã qua

Bố Hương hô cả gia đình chạy lên đỉnh đồi. Bị đánh thức bất ngờ, những đứa trẻ kêu khóc inh ỏi, Hương do quá sợ hãi nên cũng không bước nổi chân: “Gia đình nhà em có hơn 20 người trong rẫy, cháu nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi đang ngủ cũng bị thức dậy. Cũng may mà nhà em phát hiện sớm chứ không bọn em đã mất mạng hết rồi, lúc đó nước chảy ầm ầm. Cả nhà như chạy loạn”, Hương kể lại.

Hương cho biết thêm, chiếc lều nhà em cách mặt suối cả chục mét nhưng cũng đã bị lũ cuốn trôi. Không chỉ vậy, toàn bộ lúa và mì (sắn) gia đình Hương vất vả làm lụng mới có được đã bị cuốn theo dòng nước dữ. “Sau khi thoát nạn, em vẫn khóc vì nghĩ bao nhiêu công sức mình làm bây giờ không được gì hết. Đến bây giờ em vẫn còn sợ. Sáng ra em mới biết là thủy điện bị vỡ đập”, Hương run run nói.

Cô bé này vẫn còn thẫn thờ khi nhìn đập thủy điện bị vỡ
Cô bé này vẫn còn thẫn thờ khi nhìn đập thủy điện bị vỡ
Cô bé này vẫn còn thẫn thờ khi nhìn đập thủy điện bị vỡ

Cũng là người may mắn thoát khỏi dòng nước hung dữ, ông Siu Deo (53 tuổi, thôn Mok Đen, xã Ia Dom) kể, khoảng 6h sáng cùng ngày, ông đi ra rẫy của con thì thấy nước đang chảy rất mạnh và ngày càng dâng cao. Ông liền gọi con gái mình là anh Rơ Châm Phỷnh (SN 1988) bỏ chạy. Phỷnh gọi chồng và đứa con 5 tuổi chạy lên đồi để tránh nước.

“Lúc đầu, tôi không biết nước ở đâu mà chảy nhiều và mạnh đến vậy, mãi sáng ra tôi mới biết là vỡ đập thủy điện. Đến bây giờ tôi vẫn còn sợ. Về kĩ thuật thì tôi không hiểu nhưng tôi nghĩ rằng việc xây dựng thủy điện này là có vấn đề”, ông Deo cho biết thêm.

Hoa màu của người dân bị dòng nước tàn phá
Hoa màu của người dân bị dòng nước tàn phá

Ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - nhận định, rất may sự việc xảy ra lúc gần sáng, khi đa phần bà con đã thức dậy, chứ nếu lúc nửa đêm thì hậu quả sẽ khôn lường.

Theo thống kê ban đầu của tỉnh Gia Lai, tính đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện người thiệt mạng. Về tài sản có 69 ngôi nhà bị ngập, 1 cây cầu đang thi công bị trôi, thiệt hại về hoa màu khoảng 200 ha.
Sự cố chứ không phải vỡ đập (?)
Tại hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, theo quan sát của PV Dân trí, toàn bộ thân đập là đất, phần tiếp giáp với mặt nước được lát bởi những hòn đá; cống dẫn dòng nước được chôn dưới chân đập được làm bằng bê tông với những sợi sắt nhỏ. Khi lượng nước trong lòng hồ thủy điện mới tích được khoảng 60% dung tích thiết kế thì thủy điện bị vỡ.
Đoạn đập thủy điện vỡ dài khoảng 40m

Đoạn đập thủy điện vỡ dài khoảng 40m

Theo UBND huyện Đức Cơ, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây vỡ đập. Còn theo ông Bạch Đức Quang - Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia Lai: “Nó là sự cố chứ không phải là vỡ đập. Trong đập có một cái cống, cống nằm dưới đáy đập, trong quá trình sử dụng, cống có thể có đoạn bị yếu, nền của nó có thể yếu nên tạo ra vết nứt, thân đập đè xuống thì bị lún chỗ đó; từ đó nước luồn qua phá vỡ. Tôi đang tập trung xử lý nhanh sự cố”.

Thân đập vẫn còn một số vết nứt to kéo dài

Thân đập vẫn còn một số vết nứt to kéo dài

Ông Quang giải thích thêm: “Dưới đập có cống dẫn dòng nước, cái cống hơi lớn chút. Sau này mình đắp đập trùm lên cống đó luôn. Cái cống đó có thể là do quá trình mình đắp đập, lu đập, gây rung tạo ra một vết nứt nào đó trên nắp cống...”. Ông Quang cũng khẳng định, không có chuyện không đảm bảo chất lượng, công ty thi công rất vững (!?).

Ông Quang nói thêm, hiện ông đang đi công tác, đến tối cùng ngày mới bay về Gia Lai và ông hứa sẽ đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố trên.

Phần liền kề đang bị sụt lún
Phần liền kề đang bị sụt lún

 

Mặt đập tiếp giáp với mặt nước lúc dâng không phải bằng bê tông mà bằng sỏi, đá
Mặt đập tiếp giáp với mặt nước lúc dâng không phải bằng bê tông mà bằng sỏi, đá

 

Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.
Phần lõi bên trong của bê tông.

Thiên Thư