1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Ưu tiên khởi công đường sắt tốc độ cao Việt - Trung trước 2030

Ngọc Tân

(Dân trí) - Thường trực Chính phủ xác định 2 tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối Việt Nam với Trung Quốc cần được triển khai sớm trước năm 2030.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trong đó, Thường trực Chính phủ lưu ý cần ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030 tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc.

Ưu tiên khởi công đường sắt tốc độ cao Việt - Trung trước 2030 - 1

Mạng lưới đường sắt hiện hữu với 2 ngả kết nối sang Trung Quốc (Ảnh: VNR).

Hiện, Việt Nam vẫn duy trì 2 tuyến đường sắt từ Hà Nội kết nối với Lào Cai và Lạng Sơn (được thiết kế từ thời Pháp). Tuy nhiên, khổ đường khác nhau và kết cấu hạ tầng xuống cấp khiến việc chở hàng liên vận từ Việt Nam sang Trung Quốc chưa được thuận tiện. 

Năm 2023, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án (PMU) Đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ngày 30/11/2023, trong buổi tiếp Thư ký trưởng Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định lãnh đạo cấp cao hai nước đều có nhận thức chung rất rõ ràng và cùng ra thông báo chung về hợp tác thúc đẩy triển khai một số tuyến đường sắt ở phía Bắc Việt Nam có kết nối với Trung Quốc.

Bên cạnh quy hoạch đường sắt, Thường trực Chính phủ cũng xác định vùng đồng bằng sông Hồng cần nghiên cứu vị trí sân bay thứ 2  với chức năng trung chuyển lớn để dự phòng cho sân bay Nội Bài; cần lựa chọn khu vực phù hợp, tiết kiệm đất đai; rà soát không gian phát triển giao thông phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch chuyên ngành lĩnh vực giao thông.

Thường trực Chính phủ cho rằng quy hoạch vùng có tính đột phá nhằm giải quyết tắc nghẽn trong khu vực; đẩy mạnh quy hoạch đường sắt và tàu điện ngầm tại thủ đô Hà Nội; đồng thời cũng phải khôi phục và làm "sống" các dòng sông, gắn kết văn hóa lưu vực các dòng sông trong khu vực; phát triển giao thông thủy nội địa, phát huy các lợi thế của du lịch dọc theo tuyến đường thủy.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm