1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Tỉnh Sơn La: Tượng đài chỉ 200 tỷ đồng!

(Dân trí) - Tại buổi họp báo thông tin về đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc, đại diện tỉnh Sơn La khẳng định, đề án với khoản kinh phí dự kiến 1.400 tỷ đồng là bao gồm nhiều hạng mục, trong đó Tượng đài Bác Hồ chỉ 200 tỷ đồng (?!).

17h35, buổi họp báo kết thúc cùng với câu trả lời "chốt" của ông Nguyễn Quốc Khánh: "Cân đối nguồn vốn thì phải thực hiện theo luật đầu tư công; dự án nào được huy động, được kêu gọi xã hội hoá thì địa phương chúng tôi thực hiện. Việc này địa phương chúng tôi vẫn đang thực hiện thực từng bước, theo chủ trương và theo quy trình. Đề án này của địa phương là có tính định hướng. Sau này dự án được báo cáo, phê duyệt thì địa phương sẽ thông tin cung cấp đến các cơ quan báo chí".

Phóng viên Dân trí hỏi: Xin UBND tỉnh cho biết lộ trình cụ thể của việc tiến hành xây dựng dự án 1.400 tỷ đồng và việc thực hiện chủ trương xây dựng đề án xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La có diện tích 5ha, liệu có được tiếp tục thực hiện trong bối cảnh khó khăn hiện nay?

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Hạng mục tượng đài khoảng 200 tỷ đồng; các hạng mục còn lại theo dự kiến là trên 1.000 tỷ đồng. Hiện đề án di dời Trung tâm hành chính vẫn đang nằm trong các bước nghiên cứu tiếp theo để đảm bảo thực hiện đúng quy định về lập dự án đầu tư; đề án về cơ cấu nguồn vốn và diện tích chính thức đề án 5ha chưa được phê duyệt.

Đề án di dời Trung tâm hành chính không nằm trong dự kiến nguồn vốn 1.400 tỷ đồng của đề án xây dựng Tượng đài gắn với quảng trường và các thiết chế văn hoá TP Sơn La.

PV thường trú Đài Truyền hình Việt Nam hỏi: Xin ông Khánh cho biết rõ về nguồn vốn 1.400 tỷ đồng là chỉ để xây dựng riêng hạng mục tượng đài hay bao gồm các hạng mục liền kề khác?

Ông Nguyễn Quốc Khánh trả lời: Thực tế, đây mới chỉ là đề án bước đầu của việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư theo quy định pháp luật. Vừa qua có một số thông tin đề án “Xây dựng tượng đài các Dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP Sơn La” tổng vốn đầu tư các hạng mục xin chủ trương là 1.400 tỷ đồng. Riêng hạng mục tượng đài là khoảng 200 tỷ đồng.

Ông Lê Hồng Minh trả lời thêm: Dự kiến quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La là 5ha, còn 20ha là để thực hiện dự án Tượng đài và các hạng mục liên kề. Thực tế hiện nay, phần diện tích 5ha chưa được cấp liên quan phê duyệt.

Phóng viên báo Dân trí đặt câu hỏi: Chủ tịch tỉnh Sơn La nói rằng chi phí 1.400 tỷ đồng bao gồm cả việc di dời, xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh kèm dự án tượng đài và các hạng mục liền kề, nhưng theo tài liệu phóng viên được cung cấp thì không thấy thể hiện điều này?

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trả lời: Thể hiện tại điểm 1.2, tại mục II Công văn 127 NQ-HĐND có ghi: Nhóm tượng đài Bác Hồ với Đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn liền với Lễ đài thuộc quy mô nhóm A2 (cao từ 5 đến 8m); Quảng trường có sức chứa 20.000 người; Đền thờ Bác Hồ; Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ; Bảo tàng tổng hợp; khuôn viên cây xanh… Tuy nhiên, ông Khánh thừa nhận Công văn 127 không thể hiện việc di dời hay xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh.

Phóng viên Dân trí hỏi tiếp: Nếu chưa có trong quy hoạch, trong báo cáo gửi lên cấp trên thì địa phương sẽ giải quyết việc di dời Trung tâm hành chính thế nào?

Ông Khánh không trả lời câu hỏi này của PV Dân trí.

Quang cảnh buổi họp báo (Ảnh: Quốc Cường)

Quang cảnh buổi họp báo (Ảnh: Quốc Cường)

Nội dung câu hỏi của PV Dân trí, được ông Lê Hồng Minh - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Sơn La - giải thích thêm: Dựa vào 2 công văn trình Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Thủ tướng Chính phủ trả lời về vấn đề quý hoạch dự án, tỉnh sẽ kết hợp đề án di dời Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La với đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ. Đây là 2 dự án tỉnh đưa ra để xin chủ trương theo thủ tục luật đầu tư công chứ chưa được phê duyệt hay quyết định.

Ông Minh cho biết thêm, trên diện tích 20ha, Trung ương cho phép xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, quảng trường, đền thờ… Dự án chủ trương di dời Trung tâm hành chính sẽ bao gồm các sở ban ngành liên quan, lộ trình thực hiện đến năm 2019.

Phóng viên báo Tiền Phong hỏi: UBND tỉnh Sơn La dựa vào đâu để lồng ghép Trung tâm hành chính và các hạng mục liền kề không bao gồm Tượng đài vào dự án này trong bối cảnh tình hình kinh tế địa phương còn khó khăn? Tỉnh chi kinh phí thế nào khi thực hiện dự án? Việc xã hội hoá cụ thể như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trả lời: Dựa vào các văn bản họp bàn và trình lên trung ương, và trong quy trình xây dựng Nghị quyết, địa phương cũng đã tiến hành rất chặt chẽ. Quá trình đầu tư xây dựng dự án không làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Việc huy động nguồn vốn, dùng ngân sách địa phương và huy động nguồn vốn xã hội hoá.

Ông Khánh khẳng định, phương án nguồn vốn được thực hiện từ khi lập dự án, chuẩn bị đầu tư. Nguồn vốn xã hội hoá thực hiện theo kinh nghiệm học hỏi từ các tỉnh và sự ủng hộ của người dân. Ví dụ các công trình như đền thờ, công trình công cộng, cây xanh… nhận được sự tham gia xã hội hoá của các đơn vị doanh nghiệp.

16h10 phút, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, để khắc ghi sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm đồng bào, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, thể theo nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở khu vực Tây Bắc, năm 2014, tỉnh Sơn La đã xin chủ trương của Ban Bí thư về việc xây dựng tượng đài. Việc này nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ. Tổng diện tích sử dụng khoảng 20ha. Chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP Sơn La được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho ý kiến tại văn bản số 8462-CV/VPTW ngày 15/8/2014.

Bà Mai Thu Hương và ông Nguyễn Quốc Khánh cùng chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: Quốc Cường)

Bà Mai Thu Hương và ông Nguyễn Quốc Khánh cùng chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: Quốc Cường)

Đúng 16h chiều nay (5/8), bà Mai Thu Hương - Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Sơn La chủ trì buổi họp báo thông tin chính thức về đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và nhiều hạng mục khác với kinh phí dự kiến 1.400 tỷ đồng.

Chủ trì buổi họp báo có bà Mai Thu Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La; Đồng chủ trì có ông Nguyễn Quốc Khánh - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; cùng họp có các lãnh đạo ban ngành liên quan tỉnh Sơn La.

Ngoài ra tham dự buổi họp có khoảng 20 cơ quan thông tấn báo chí.

Tỉnh Sơn La: Tượng đài chỉ 200 tỷ đồng! - 3

Như đã thông tin, nhiều ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Sơn La đã lập và thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường trị giá nghìn tỷ đồng.

Theo đề án, tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc được đặt tại quảng trường Tây Bắc nằm ở phường Chiềng Cơi, phường Tô Hiệu, phường Quyết Thắng - TP Sơn La, thuộc quy hoạch lô số 01, 02 khu đô thị mới gắn với dự án thoát lũ suối Nậm La, TP Sơn La.

resized-11855453-428747917313630-1300526887-n-f30e1
Quảng trường 26/10 tại Sơn La đã thực hiện việc di dời dân tái định cư.

Công trình bao gồm các hạng mục chính như đền thờ Bác Hồ (trong đó có tượng Bác Hồ cao từ 5m-8m); đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; bảo tàng tổng hợp; khu điều hành và đón tiếp; khuôn viên cây xanh, quảng trường có sức chứa 20.000 người...

Sự việc đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng tượng đài “hoành tráng” như vậy là quá lãng phí, trong khi Sơn La chỉ vẫn là một tỉnh nghèo.

Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV Dân trí, ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Thực tế việc xây dựng tượng đài Bác không quá tốn kém như những thông tin xuất hiện gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tượng đài chỉ là một hạng mục nhỏ trong hàng loạt các công trình khác được nêu trong đề án với mức kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng, tương đương với tượng đài Bác Hồ mà tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện.

1438662608-1438662298-tuong-dai-bac-ho-52279
Ảnh minh họa.

Tổng số tiền 1.400 tỷ được nhắc tới bao gồm việc xây dựng một loạt công trình với tổng diện tích dự kiến khoảng 20ha, bao gồm: Quảng trường (san lấp mặt bằng, hệ thống thoát nước, đường giao thông…), tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, xây mới Trung tâm hành chính của tỉnh, khu tái định cư và giải phóng mặt bằng, đền thờ Bác Hồ (dự kiến sẽ dùng nguồn vốn xã hội hóa) và bảo tàng, cây xanh…

Trong sáng nay, Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Nội chính, Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La đã họp và ra văn bản gửi cơ quan báo chí để nắm và thông tin chính xác về sự việc. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng sẽ gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng chính phủ và các Ban ngành liên quan để báo cáo sự việc.

 

Văn bản số 252/BC-UBND của UBND tỉnh Sơn La báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề ngày 4/8/2015 có đoạn nêu rõ:

Năm 1959, Nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/1959), Bác Hồ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Tố Hữu, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch và đoàn đại biểu Chính phủ về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (Thủ phủ của vùng Tây Bắc - Khu tự trị Thái - Mèo). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ trao Huân chương lao động hạng nhất cho quân, dân và Chính Đảng Khu tự trị Thái - Mèo về những thành tích trong kháng chiến và tiến bộ trong hòa bình. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, sự cổ vũ, đồng viên sâu sắc đối với Đảng bộ, chính quyền, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Tây Bắc và tỉnh Sơn La.

Để khắc ghi sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm đồng bào chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính, biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ, thông qua đó giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần cách mạng, môt lòng một dạ tuyệt đối trung thành theo Đảng, theo Bác của đồng bào các dân tôc Tây Bắc, tuyền thống yêu nước của thế hệ hôm nay và mai sau.

Tỉnh ủy Sơn La đã báo cáo Ban bí thư Trung ương Đảng, các Bộ, Ban ngành Trung ương việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP Sơn La. Chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho ý kiến tại văn bản số 8462 – CV/VPTW ngày 15/8/2014; Thủ tướng chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch tượng đài Chủ tịch HCM đến năm 2030 tại văn bản số 2124/Ttg-KGVX ngày 30/10/2014, các bộ ngành trung ương đồng tình ủng hộ (Bộ VHTTDL tại VB số 3713/BVHTTDL-MTNATL ngày 20/10/2014; Bộ KHĐT và bộ Tài Chính)

Trên cơ sở đó, tình Sơn La đã xây dựng đề án xây dựng tượng đài Bác hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La, trình HĐND tỉnh thông qua đề án tại nghị quyết số 127/NQHĐND ngày 8/7/2015 với nội dung và quy mô đầu tư như sau:

Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 20ha (gồm cả diện tích đất để xât dựng trụ sở làm việc HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu QH tỉnh và các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La phải di dời ra khỏi khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà tù Sơn La theo quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Nhóm tượng đài Bác hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài, tượng đài Bác Hồ có quy mô nhóm A2, được xác định tùy theo Tác phẩm, thỏa mãn phù hợp với không gian quảng trường, chất liệu tượng đài được sử dugj bằng chất liệu phù hợp với nghệ thuật taoj hình có tính bền vững, lâu dài dưới tác động của thiên nhiên. Châ dung bác hồ được thể hiện vào thời gian năm 1959, là thời gian Bác hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La.

Quảng trường đảm bảo đủ điều kiện để tổ chưc scacs hoạt động chính trị, văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La tỏng các ngày lê lớn, đồng thời là nội dung sinh hoạt cộng đồng thường xuyên của nhân dân TP Sơn La (Tỉnh Sơn La chưa có quảng trường).

Đền thờ Bác Hồ, bảo tàng tổng hợp, khu nhà điều hành, đón tiếp.

Khu đô thị (ở và dịch vụ), hệ thống giao thông, khuôn viên cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, các công trình công cộng khác

Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Đây mới chỉ là đề án với khải toán tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng tượng đài Bác Hồ khoảng 200 tỷ đồng.

Về phương án cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn chỉnh trang đô thị, khai thác từ quỹ đất và huy động vốn xã hội hóa.

(...)

 

Q. Đô