Bạc Liêu:

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão

(Dân trí) - Thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) - một thị trấn ven biển biển của Bạc Liêu đang "nín thở" chờ cơn bão muộn đổ bộ.

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão

Ghi nhận của PV Dân trí lúc 11h trưa ngày 25/12 tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), một trong những địa phương dự báo sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 16, cho đến thời điểm này, nhiều nhà dân ven biển thị trấn đã đóng cửa di dời đến an toàn; một số người còn ở lại chằng chống và chuẩn bị ứng phó với bão. Thời tiết tại ven biển Gành Hào không mưa nhưng đã có gió lớn, sóng biển vẫn còn thấp…

Tại khu vực chợ Gành Hào ngày thường tấp nập người mua bán, trong sáng nay cũng đã đóng các quầy hàng tránh bão, nên không khí khá vắng lặng.

Một nhà dân ở huyện Đông Hải chằng chống bàng bao cát và dây.
Một nhà dân ở huyện Đông Hải chằng chống bàng bao cát và dây.
Có nhà đã đóng cửa sơ tán,...
Có nhà đã đóng cửa sơ tán,...

Số ít người ở lại để tiếp tục chằng chống nhà cho chắc chắn.

Số ít người ở lại để tiếp tục chằng chống nhà cho chắc chắn.

Khu vực ben biển Gành Hào trở nên vắng lặng.
Khu vực ben biển Gành Hào trở nên vắng lặng.
Sóng biển Gành Hào lúc hơn 11h trưa nay 25/12 vẫn còn khá thấp. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Sóng biển Gành Hào lúc hơn 11h trưa nay 25/12 vẫn còn khá thấp. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Trong khi đó, nhằm giảm bớt thiệt hại cho người dân khi xảy ra cơn bão 16, tỉnh Bạc Liêu cũng đã khuyến khích người dân khẩn trương thu hoạch diện tích nuôi tôm, lúa để tránh bão.

Để tránh bị thương lái ép giá, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo ngành công thương liên hệ với các công ty thu mua, dự trữ hàng hóa nông sản cho người dân; việc thu mua phải đảm bảo giá cả hợp lý hoặc dự trữ hàng giúp dân trong thời điểm diễn ra bão.

Tnh đến ngày 25/12, đã có 3 doanh nghiệp cam kết mua, dự trữ hàng cho nông dân, gồm doanh nghiệp Âu Vững (Đông Hải), doanh nghiệp Trang Khanh (TP Bạc Liêu) và doanh nghiệp Việt Cường (TP Bạc Liêu) cam kết cho người dân mượn kho lạnh tạm trữ tôm nếu có nhu cầu.

Lực lượng chức năng chuẩn bị phương tiện để sẵn sàng ứng phó. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Lực lượng chức năng chuẩn bị phương tiện để sẵn sàng ứng phó. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Sáng ngày 25/12, nhằm sẵn sàng ứng phó trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 16, nhiều người dân Cà Mau đổ đến các đại lý, siêu thị, quầy tạp hóa… mua lương thực dự trữ và các vật dụng chằng chéo lại nhà trước đêm bão có khả năng đổ bộ vào đất liền.

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão - 7

Người dân Cà Mau mua lương thực dữ trữ bão.

Người dân Cà Mau mua lương thực dữ trữ bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát vùng bão Sóc Trăng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới thăm và động viên người dân thị trấn Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) yên tâm sơ tán, tránh trú bão an toàn; nhắc nhở địa phương bố trí lực lượng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản nhân dân.

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão - 9

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão - 10


Điểm trú tránh bão ở trường tiểu học Vĩnh Hải 2.

Điểm trú tránh bão ở trường tiểu học Vĩnh Hải 2.

Thị trấn ven biển "nín thở" chờ bão - 12

Bộ trưởng NN&PTNT kiểm tra nơi dân trú bão ở Kiên Giang

Sáng 25/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường và Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cùng đến khảo sát nơi dân trú bão 16 và khu vực tàu cá neo đậu tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành.

Sau khi họp nhanh với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trực tiếp đến huyện Châu Thành khảo sát. Tại đây có khoảng 2.000 tàu cá neo đậu.

Tại cảng cá Tắc Cậu thuộc huyện Châu Thành, (tỉnh Kiên Giang), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng Kiên Giang đã làm tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh bão an toàn vì hiện chỉ còn khoảng 50 tàu trên đường về trở về neo đậu.

Sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc nhanh với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về công tác ứng phó với bão số 16
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc nhanh với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về công tác ứng phó với bão số 16

Sau khi chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền cho người dân chủ động ứng phó với bão như chằng chống nhà cửa, chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết… Bộ trưởng Cường đến trường Mầm non Bình An (xã An Bình, huyện Châu Thành) – nơi được chính quyền địa phương chọn bố trí người dân vào trú bão. Tại đây, Bộ trưởng Cường lưu ý chính quyền địa phương cần tập trung nguồn lực để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản cho người dân.

Tại điểm “nóng” Phú Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cần triển khai gấp việc di chuyển các tàu từ phía Đông sang phía Tây đảo để né bão nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh trường hợp các tàu va đập nhau khi bão số 16 đến.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến kiểm tra khu vục tàu cá neo đậu tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành
Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến kiểm tra khu vục tàu cá neo đậu tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành

Những vấn đề quan trọng còn lại là Kiên Giang cần huy động lực lượng công an, quân sự cùng với phương tiện máy móc giúp di dời hơn 38.000 hộ dân với gần 200.000 người đến nơi an toàn.

Kiên Giang cần huy động lực lượng công an, bộ đội giúp người dân vùng U Minh Thượng thuộc các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận thu hoạch hơn 20.000 ha lúa, tôm cũng như di dời khoảng 2.800 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển về nơi an toàn.

Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Đến thời điểm hiện tại tỉnh Kiên Giang đã có những kế hoạch ứng phó với bão 16 rất cụ thể. Toàn hệ thống chính trị tỉnh nhận thức đây là việc hệ trọng, tất cả vào cuộc và tập trung vào công tác quan trọng, như: sơ tán dân đến nơi ở an toàn; rà soát tàu thuyền trên biển cũng như khu vực neo đậu, đảm bảo an toàn, tránh bị thiệt hại như cơn bão số 5 xảy ra vào 1997… Tất cả với mục tiêu đảm bảo tính mạng an toàn cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Tuy nhiên, Bí thư Nguyễn Thanh Nghị cũng lo lắng: Kiên Giang có một lượng tàu cá đánh bắt lớn, nhà cửa có khả năng chống chịu yếu và kinh nghiệm ứng phó với bão của người dân còn hạn chế. Do vây, các cấp chính quyền cần theo sát dân, túc trực 24/24 để kịp thời hỗ trợ cho người dân.

Theo dự báo, tối nay bão sẽ gây ảnh hưởng nhiều các huyện U Minh, gồm An Minh, An Biên và huyện Vĩnh Thuận.

Huỳnh Hải - Nguyễn Hành - Phương Thảo

Dòng sự kiện: Bão số 16 - Tembin