1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Phà Hà Nội-Hưng Yên: Được xuống nhưng không được... lên

Phía Hà Nội không cấm ô tô xuống phà nhưng khi phà chở ô tô sang bờ phía Hưng Yên thì tỉnh này lại cấm ô tô lên. Câu chuyện tưởng như rất lạ lùng nhưng lại hoàn toàn có thật tại địa bàn chỉ cách trung tâm Hà Nội 15km.

Ông Đinh Văn Cuông, trú tại Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) người đã trúng thầu khai thác 2 bến phà Vạn Phúc (Thanh Trì) nối với xã Thắng Lợi (Văn Giang, Hưng Yên) được 5 năm và bến Mễ Sở (xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) từ tháng 1/2007.

Hoạt động tại bến phà đang suôn sẻ thì tháng 4/2007, nhân viên sở GTVT Hưng Yên và CSGT địa phương đã đến dựng biển cấm ô tô ở ngay đầu hai bến phà về phía Hưng Yên.

Theo ông Cuông, khi có ô tô dự định xuống bến phà là có lực lượng chức năng đến “hỏi thăm”! Phía Hà Nội không cấm ô tô xuống phà. Nhưng khi phà chở ô tô sang bờ phía Hưng Yên thì tỉnh này lại cấm ô tô lên. Nhiều chuyến phà chở ô tô đến sát bờ Hưng Yên đành quay đầu về bờ phía Hà Nội, Hà Tây vì có lực lượng ngăn không cho ô tô lên bến.

Vì sao lại ngăn cản?

Theo ông Nguyễn Xuân Tám, Chủ tịch UBND xã Mễ Sở, ở bến phà Mễ Sở không có chuyện cấm ô tô lên, xuống. Theo giải thích của ông Tám thì phương tiện khai thác chở khách của ông Cuông chỉ là đò.

Tuy nhiên, ông Cuông cho biết hai chiếc phà của ông đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa (mang số hiệu HT-0726 có ghi rõ: Khả năng khai thác: chở 20 khách, 16 tấn hoặc 20 khách, 1ô tô 2,5 tấn và 10 tấn).

Một nghịch lý nữa là, cách bến Mễ Sở khoảng 1,5km là bến đò Bình Minh (xã Bình Minh, Khoái Châu). Tại đây ô tô lên xuống đò vô tư vì không có biển cấm ô tô. Bến đò này về hạ tầng phương tiện vận chuyển thua kém hơn bến Mễ Sở.

Theo Phùng Sưởng
Báo Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm