Những phát ngôn làm "nóng" phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ
(Dân trí) - Phiên chất vấn của Quốc hội đối với Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong ngày 5/11 có nhiều phát ngôn ấn tượng, nóng hổi tính thời sự về công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
"Hiện nay nhiều cây xăng ở Hà Nội, TPHCM không bán hoặc bán rất ít, giới hạn chỉ 500.000-600.000 đồng đối với một ô tô, gây bức xúc cho người dân. Đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết đã chỉ đạo thanh tra đột xuất việc cung ứng xăng dầu ở 2 thành phố này chưa?".
"Không ít đoàn thanh tra đã thanh tra theo lĩnh vực thường xuyên hoặc đột xuất, không có phát hiện hoặc cố tình không phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra, nên kết luận thanh tra rất nhẹ nhàng. Sau đó có tố cáo sau kết luận, đoàn thanh tra thứ hai tái thanh tra thì phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm tiêu cực. Dư luận nghi ngờ là có tiêu cực của đoàn thanh tra trước giơ cao, đánh khẽ".
"Có thể nói trong dư luận hiện nay đánh giá cán bộ thanh tra nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng vẫn còn phiền hà, nhũng nhiễu hoặc có việc chưa đúng theo các quy định của Nhà nước để vụ lợi cá nhân. Đặc biệt vừa qua ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có nói là cán bộ thanh tra hiện nay rất dễ dãi, giao lưu ăn uống với đối tượng thanh tra, hiện tượng này vẫn còn".
"Cử tri cho rằng hiện nay tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các thủ tục hành chính đang có xu hướng gia tăng mạnh, nhất là trong quan hệ giao dịch ở lĩnh vực xây dựng, đất đai, kinh doanh,... Hiện tượng này được nhận định là tham nhũng vặt, đã và đang làm xói mòn lòng tin của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, những công cụ kiểm soát hành chính như kiểm tra, thanh tra, giám sát hiện nay chưa đủ điều kiện để kịp thời phát hiện và xử lý. Nguyên nhân chính từ bản chất của mối quan hệ này là khép kín, có lúc là do nhũng nhiễu, nhưng cũng có trường hợp là do chủ động tiếp cận để được ưu tiên xử lý hoặc che giấu, hợp thức hóa sai phạm để đôi bên cùng có lợi".
Một số vụ việc khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra thì kết luận không có khuyết điểm, sai phạm hoặc có nhưng chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nhưng khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra thì lại chỉ ra những sai phạm và phải chuyển qua xử lý hình sự. Phải chăng do pháp luật chưa đồng bộ, cách hiểu pháp luật chưa đúng hay có tiêu cực trong quá trình thanh tra?"
"Sẽ quy định về việc những hành vi cấm trong hoạt động của đoàn thanh tra, như cấm nhận quà, tiền và giao lưu ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức. Nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra và một số những điều cấm khác rất cụ thể.
Tôi rất mong các vị đại biểu Quốc hội và cử tri giúp Thanh tra Chính phủ để giám sát và phản ánh những sai phạm của cán bộ trong đoàn thanh tra".
"Còn xảy ra tình trạng cùng một đơn vị địa phương nhưng trong một thời gian ngắn phải tiếp và làm việc với nhiều đoàn thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán, nội dung có thể khác nhau nhưng làm việc liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị".
"Phải phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm toán quá một lần trên năm về một nội dung và với một đối tượng, một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".
"Chúng tôi phải cắt giảm rất nhiều việc, nhất là việc hội nghị, tiếp khách, đặc biệt là đi nước ngoài, rất đắn đo suy nghĩ và tập trung cho việc mua sắm, nhất là phương tiện ô tô. Khi tôi về thì định mức cho Thanh tra Chính phủ là khoảng 34 xe chuyên dùng cho các đoàn thanh tra đi làm việc, nhưng đã mua tới 15, 20 năm".
"Nhân buổi chất vấn này, tôi cũng mong rằng các đại biểu Quốc hội cũng như cử tri cả nước giúp cho ngành thanh tra giám sát đối với cán bộ của các đoàn thanh tra khi làm ở các bộ, ngành, địa phương. Nếu phát hiện những sai phạm theo điều cấm thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định".