TPHCM:
Nhọc nhằn đời nữ cửu vạn chợ đêm
(Dân trí) - Khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ, thì những “nữ cửu vạn” miệt mài với chiếc xe kéo cút kít cồng kềnh hàng. Bao năm qua cuộc sống gia đình các chị được “nuôi” bằng những phiên chợ đêm.
Cực nhọc mưu sinh
Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, mỗi đêm về tấp nập xe chở nào là rau, củ, quả từ khắp nơi đổ về. Hàng ngàn con người miệt mài lao động dưới ánh điện sáng rực, một nhịp sống sôi động vốn có của nơi thị thành. Trong số đó, có biết bao thân phận những chị em phụ nữ đã “neo đậu” nơi này như là bến đỗ cuộc đời.
Những đôi vai nhỏ bé, gầy guộc, với cánh tay khẳng khiu, oằn mình kéo những lô hàng lên đến hai ba tạ mà tưởng chừng như chỉ có những chàng thanh niên vai trần lực lưỡng mới cáng đáng nổi. Mỗi người phụ nữ hàng đêm có thể kéo từ 5 - 7 tấn hàng là bình thường. Chiếc xe kéo trong cũ kỹ kêu cút kít như chìm khuất dưới xe hàng cao ngất ngưởng. Trong tư thế sẵn sàng, giữ thăng bằng hai tay cầm nhận những giỏ rau, sọt trái cây chất cao vút, rồi xoay người khéo léo, lao vút vào khu chợ náo nhiệt. Bắt đầu làm việc từ 7g tối, nhưng tất bật nhất là khoảng từ 10g đêm đến 1g sáng hôm sau.
Cô Nguyễn Thị Dậu, quê Tiền Giang, đã hơn 40 năm gắn bó với nghề. Cô kể, lúc nhỏ theo cha từ dưới quê lên Sài Gòn mưu sinh. Mới hơn 10 tuổi đã làm quen với nghề khuân vác ở chợ Cầu Muối (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), mới đó mà đã sống với nghề gần trọn đời người.
Một mình làm lụng vất vả quanh năm, mong ước của cô là có được 1 ngôi nhà như bao người. Mơ ước là vậy, nhưng lo được cái ăn, cái mặc và thêm tiền học cho cậu cháu nội học lớp 8 học hành tới nơi tới chốn là mừng lắm rồi. Cô tâm sự, “giờ cũng đến tuổi hưu, mong ước làm sao còn sức khỏe lao động thêm vài năm nữa mà lo cho đứa cháu”.
Cháu mồ côi cha mẹ khi mới 7 tháng tuổi nên ở với ông bà nội. Nhưng tai họa ập đến với gia đình cô Dậu, khi người chồng bạo bệnh qua đời hơn 10 năm trước. “Thân cò lặn lội nhưng nghĩ đến ngày đứa cháu ăn học có cái chữ, cái nghề mưu sinh trên đường đời là tôi thấy hạnh phúc ngập tràn”, cô trải lòng.
Sống trong căn phòng trọ, với số tiền 4 triệu đồng hàng tháng làm được cũng chỉ vừa đủ lo ăn uống, chi phí sinh hoạt. Mỗi khi cần số tiền lớn cho cháu đóng học phí, cô Dậu cũng phải xoay sở nơi này nơi kia. Tiền bạc cứ thiếu trước hụt sau, tằn tiện từng li từng tý trích tiền trả nợ làm gánh nặng áp lực lên đôi vai khô gầy của người bà vốn cực khổ đã nhiều. Niềm hạnh phúc lớn lao của cô là nhìn cháu lớn khôn từng ngày.
Cũng bám chợ như cô Dậu, chị Đỗ Thị Huệ ngay cả đau ốm cũng gắng gượng đi làm, nghỉ một ngày là mất thu nhập. Từ năm 15 tuổi đã theo phụ mẹ tại chợ Cầu Muối. Hai mẹ con chuyển về chợ nông sản Thủ Đức đã 9 năm. Sức khỏe yếu, mẹ chị Huệ phải nghỉ làm sớm. Cuộc đời “bám chợ” để mưu sinh, rồi cái duyên vợ chồng đến với chị. Giờ đã có hai con, nhưng đêm nào cũng vắng nhà hầu như việc chăm sóc con cái phải nhờ hết ở bà nội. “Nhiều lúc giữa đêm, nhớ con nhưng chỉ biết nén lòng”, chị Huệ tâm sự.
“Mẹ truyền con nối” đời cửu vạn
Em Trần Ngọc Ly, năm nay mới 16 tuổi nhưng đã theo bà ngoại làm bốc xếp được 5 năm. Sau khi bà ngoại qua đời, mẹ em, chị Nguyễn Phượng phải nghỉ việc bán trái cây vào làm bốc xếp tự do trong chợ. Người cha chạy xe ôm không may gặp tai nạn, giờ cũng không hành nghề được nữa mà ở nhà trông coi việc gia đình và đứa em đang đi học. Thế cái ăn, cái mặc trong gia đình trông cậy hết vào hai đôi vai nhỏ bé, hàng đêm chờ đợi chủ vựa gọi tên mà gồng mình kéo những chuyến xe “bám” lấy cuộc đời họ.
Vừa kéo xe hàng nặng đến 200 kg dưới cơn mưa bắt đầu nặng hạt, chị Nguyễn Thanh, đã hơn 8 năm làm bốc xếp tự do trải lòng, đã lâu lắm rồi chợ đầu mối nông sản Thủ Đức không nhận phụ nữ làm bốc xếp vì công việc ở đây khá nặng nhọc. Hơn 30 chị em thuộc đội quản lý là những người chuyển về từ chợ Cầu Muối. Thế nên, để có chân bốc xếp ở đây chị dò hỏi những người quen để bắt mối kéo hàng. Làm việc thâu đêm, từ 7g tối đến 4g sáng chị mới trở về nhà, khi không còn việc gì để làm. “Đội bốc xếp tự do ở đây có hơn hơn 20 người, nhiều cô tóc đã bạc nhưng vẫn “yêu” cái chợ này. Còn sức khỏe là còn làm”, chị Thanh chia sẻ.
Trung bình hàng tháng thu nhập chỉ hơn 3 triệu đồng. Tiền phòng trọ đã ngốn hết nửa thu nhập, rồi tiền ăn uống, học hành cho 3 đứa con không biết xoay thế nào cho đủ. Chồng chị cũng là bốc xếp tại đây nên thu nhập cũng hơn được chút đỉnh. Dù làm việc nặng nhọc, nhưng chị tằn tiện trong ăn uống, bao nhiêu chỉ cũng dành phần cho các con. Nhiều lúc làm việc quá sức, đau ốm, muốn nghỉ ngơi. Nhưng nghĩ đến bữa cơm ngày mai cho các con là chị gắng gượng mà làm đi cóp nhặt từng chuyến hàng đêm.
Năm nay đã 54 tuổi, hơn 30 năm trong nghề, cô Nguyễn Thị Thanh theo mẹ làm khuân vác từ thời con gái. Cách đây hơn 20 năm, người mẹ bị bệnh nặng không thể làm gì được. Kinh tế gia đinh đè nặng đôi vai người phụ nữ nhỏ bé này, chăm sóc mẹ và người cháu trai lúc đó mới 10 tuổi. Rồi giờ đây, khi mẹ đã “đi xa”, cô Thanh lại tiếp tục nuôi dưỡng người chị ngoài 60 tuổi. Mải mê công việc phụ giúp gia đình, nay cô vẫn còn độc thân.
Chỉ còn vài tháng thôi là cô tới tuổi nghỉ hưu, nên lúc nào cô cũng ước nguyện có đủ sức khỏe để mà làm thêm vài năm nữa. Mong ước được làm bốc xếp cho đến tuổi hưu của cô Thanh tý nữa là không thể thành hiện thực, khi năm 2008 cơn bệnh nặng ập đến, nhưng rất may là tai qua nạn khỏi. Nhiều lúc chạnh lòng suy nghĩ, không biết khi nghỉ việc ở đây thì làm sao mà duy trì cuộc sống ổn định cho hai chị em sau này. Cô không khỏi lo lắng cho những tháng ngày tới đây.
Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có chừng 1.000 người làm bốc xếp, nhưng “nữ cửu vạn” chỉ hơn 50 người. Vì công việc ở đây rất nặng nhọc nên không phải ai cũng đủ sức mà làm sáng đêm. Sau mỗi đêm làm việc, người các chị rã rời, ê ẩm, những ngón tay tê buốt, cánh tay rũ rượi như không nhấc nổi. Đôi mắt quầng thâm và hốc hác vì liên tục thức trắng đêm. Cơn buồn ngủ kéo đến với cái ngáp dài át đi niềm khoan khoái sau một đêm vất vả. mọi người tranh thủ ngả lưng ở bất kỳ nơi nào có thể.
Những thân phận nghèo từ bao xóm nhỏ tụ họp về đây lay lắt mưu sinh giữa biển người mênh mông. Một không khí ồn ào, sôi sục với đủ thứ âm thanh như tạo thành một bản hợp xướng của nghị lực vượt khó vươn lên, quên đi cực nhọc lam lũ, vì miếng cơm manh áo.
Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, mỗi đêm về tấp nập xe chở nào là rau, củ, quả từ khắp nơi đổ về. Hàng ngàn con người miệt mài lao động dưới ánh điện sáng rực, một nhịp sống sôi động vốn có của nơi thị thành. Trong số đó, có biết bao thân phận những chị em phụ nữ đã “neo đậu” nơi này như là bến đỗ cuộc đời.
Những đôi vai nhỏ bé, gầy guộc, với cánh tay khẳng khiu, oằn mình kéo những lô hàng lên đến hai ba tạ mà tưởng chừng như chỉ có những chàng thanh niên vai trần lực lưỡng mới cáng đáng nổi. Mỗi người phụ nữ hàng đêm có thể kéo từ 5 - 7 tấn hàng là bình thường. Chiếc xe kéo trong cũ kỹ kêu cút kít như chìm khuất dưới xe hàng cao ngất ngưởng. Trong tư thế sẵn sàng, giữ thăng bằng hai tay cầm nhận những giỏ rau, sọt trái cây chất cao vút, rồi xoay người khéo léo, lao vút vào khu chợ náo nhiệt. Bắt đầu làm việc từ 7g tối, nhưng tất bật nhất là khoảng từ 10g đêm đến 1g sáng hôm sau.
Cô Nguyễn Thị Dậu, quê Tiền Giang, đã hơn 40 năm gắn bó với nghề. Cô kể, lúc nhỏ theo cha từ dưới quê lên Sài Gòn mưu sinh. Mới hơn 10 tuổi đã làm quen với nghề khuân vác ở chợ Cầu Muối (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), mới đó mà đã sống với nghề gần trọn đời người.
Cô Nguyễn Thị Dậu đã hơn 40 năm “ăn ở” với nghề phu bốc xếp
Một mình làm lụng vất vả quanh năm, mong ước của cô là có được 1 ngôi nhà như bao người. Mơ ước là vậy, nhưng lo được cái ăn, cái mặc và thêm tiền học cho cậu cháu nội học lớp 8 học hành tới nơi tới chốn là mừng lắm rồi. Cô tâm sự, “giờ cũng đến tuổi hưu, mong ước làm sao còn sức khỏe lao động thêm vài năm nữa mà lo cho đứa cháu”.
Cháu mồ côi cha mẹ khi mới 7 tháng tuổi nên ở với ông bà nội. Nhưng tai họa ập đến với gia đình cô Dậu, khi người chồng bạo bệnh qua đời hơn 10 năm trước. “Thân cò lặn lội nhưng nghĩ đến ngày đứa cháu ăn học có cái chữ, cái nghề mưu sinh trên đường đời là tôi thấy hạnh phúc ngập tràn”, cô trải lòng.
Sống trong căn phòng trọ, với số tiền 4 triệu đồng hàng tháng làm được cũng chỉ vừa đủ lo ăn uống, chi phí sinh hoạt. Mỗi khi cần số tiền lớn cho cháu đóng học phí, cô Dậu cũng phải xoay sở nơi này nơi kia. Tiền bạc cứ thiếu trước hụt sau, tằn tiện từng li từng tý trích tiền trả nợ làm gánh nặng áp lực lên đôi vai khô gầy của người bà vốn cực khổ đã nhiều. Niềm hạnh phúc lớn lao của cô là nhìn cháu lớn khôn từng ngày.
Nhộn nhịp cảnh xuống hàng giữa đêm
Cũng bám chợ như cô Dậu, chị Đỗ Thị Huệ ngay cả đau ốm cũng gắng gượng đi làm, nghỉ một ngày là mất thu nhập. Từ năm 15 tuổi đã theo phụ mẹ tại chợ Cầu Muối. Hai mẹ con chuyển về chợ nông sản Thủ Đức đã 9 năm. Sức khỏe yếu, mẹ chị Huệ phải nghỉ làm sớm. Cuộc đời “bám chợ” để mưu sinh, rồi cái duyên vợ chồng đến với chị. Giờ đã có hai con, nhưng đêm nào cũng vắng nhà hầu như việc chăm sóc con cái phải nhờ hết ở bà nội. “Nhiều lúc giữa đêm, nhớ con nhưng chỉ biết nén lòng”, chị Huệ tâm sự.
“Mẹ truyền con nối” đời cửu vạn
Em Trần Ngọc Ly, năm nay mới 16 tuổi nhưng đã theo bà ngoại làm bốc xếp được 5 năm. Sau khi bà ngoại qua đời, mẹ em, chị Nguyễn Phượng phải nghỉ việc bán trái cây vào làm bốc xếp tự do trong chợ. Người cha chạy xe ôm không may gặp tai nạn, giờ cũng không hành nghề được nữa mà ở nhà trông coi việc gia đình và đứa em đang đi học. Thế cái ăn, cái mặc trong gia đình trông cậy hết vào hai đôi vai nhỏ bé, hàng đêm chờ đợi chủ vựa gọi tên mà gồng mình kéo những chuyến xe “bám” lấy cuộc đời họ.
Vừa kéo xe hàng nặng đến 200 kg dưới cơn mưa bắt đầu nặng hạt, chị Nguyễn Thanh, đã hơn 8 năm làm bốc xếp tự do trải lòng, đã lâu lắm rồi chợ đầu mối nông sản Thủ Đức không nhận phụ nữ làm bốc xếp vì công việc ở đây khá nặng nhọc. Hơn 30 chị em thuộc đội quản lý là những người chuyển về từ chợ Cầu Muối. Thế nên, để có chân bốc xếp ở đây chị dò hỏi những người quen để bắt mối kéo hàng. Làm việc thâu đêm, từ 7g tối đến 4g sáng chị mới trở về nhà, khi không còn việc gì để làm. “Đội bốc xếp tự do ở đây có hơn hơn 20 người, nhiều cô tóc đã bạc nhưng vẫn “yêu” cái chợ này. Còn sức khỏe là còn làm”, chị Thanh chia sẻ.
Chị Thanh đang gồng mình vác hàng
Trung bình hàng tháng thu nhập chỉ hơn 3 triệu đồng. Tiền phòng trọ đã ngốn hết nửa thu nhập, rồi tiền ăn uống, học hành cho 3 đứa con không biết xoay thế nào cho đủ. Chồng chị cũng là bốc xếp tại đây nên thu nhập cũng hơn được chút đỉnh. Dù làm việc nặng nhọc, nhưng chị tằn tiện trong ăn uống, bao nhiêu chỉ cũng dành phần cho các con. Nhiều lúc làm việc quá sức, đau ốm, muốn nghỉ ngơi. Nhưng nghĩ đến bữa cơm ngày mai cho các con là chị gắng gượng mà làm đi cóp nhặt từng chuyến hàng đêm.
Năm nay đã 54 tuổi, hơn 30 năm trong nghề, cô Nguyễn Thị Thanh theo mẹ làm khuân vác từ thời con gái. Cách đây hơn 20 năm, người mẹ bị bệnh nặng không thể làm gì được. Kinh tế gia đinh đè nặng đôi vai người phụ nữ nhỏ bé này, chăm sóc mẹ và người cháu trai lúc đó mới 10 tuổi. Rồi giờ đây, khi mẹ đã “đi xa”, cô Thanh lại tiếp tục nuôi dưỡng người chị ngoài 60 tuổi. Mải mê công việc phụ giúp gia đình, nay cô vẫn còn độc thân.
Chỉ còn vài tháng thôi là cô tới tuổi nghỉ hưu, nên lúc nào cô cũng ước nguyện có đủ sức khỏe để mà làm thêm vài năm nữa. Mong ước được làm bốc xếp cho đến tuổi hưu của cô Thanh tý nữa là không thể thành hiện thực, khi năm 2008 cơn bệnh nặng ập đến, nhưng rất may là tai qua nạn khỏi. Nhiều lúc chạnh lòng suy nghĩ, không biết khi nghỉ việc ở đây thì làm sao mà duy trì cuộc sống ổn định cho hai chị em sau này. Cô không khỏi lo lắng cho những tháng ngày tới đây.
Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có chừng 1.000 người làm bốc xếp, nhưng “nữ cửu vạn” chỉ hơn 50 người. Vì công việc ở đây rất nặng nhọc nên không phải ai cũng đủ sức mà làm sáng đêm. Sau mỗi đêm làm việc, người các chị rã rời, ê ẩm, những ngón tay tê buốt, cánh tay rũ rượi như không nhấc nổi. Đôi mắt quầng thâm và hốc hác vì liên tục thức trắng đêm. Cơn buồn ngủ kéo đến với cái ngáp dài át đi niềm khoan khoái sau một đêm vất vả. mọi người tranh thủ ngả lưng ở bất kỳ nơi nào có thể.
Những thân phận nghèo từ bao xóm nhỏ tụ họp về đây lay lắt mưu sinh giữa biển người mênh mông. Một không khí ồn ào, sôi sục với đủ thứ âm thanh như tạo thành một bản hợp xướng của nghị lực vượt khó vươn lên, quên đi cực nhọc lam lũ, vì miếng cơm manh áo.
Quốc Anh