1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Thái Nguyên:

Người dân tự nguyện giao nộp hai cá thể gấu nuôi nhốt

(Dân trí) - Ngày 14/8, hai cá thể gấu bị nuôi nhốt tại Thái Nguyên đã được bàn giao cho Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Đây là 2 trong số 5 cá thể gấu bị nuôi nhốt được cứu hộ, bước đầu đánh dấu thành công của chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại địa phương này.

Hai cá thể gấu bị nuôi nhốt được bàn giao là của hộ ông Trần Văn Trách (trú tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Trước đó, sau một thời gian được vận động, được tận mắt chứng kiến điều kiện sống của nhiều con gấu sau khi được cứu hộ, đưa tới Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình của tổ chức FOUR PAWS, ông Trách đã tự nguyện chuyển giao các cá thể gấu đang nuôi.


Cá thể gấu bị nuôi nhốt trong lồng sắt nhiều năm tại gia đình ông Trách.

Cá thể gấu bị nuôi nhốt trong lồng sắt nhiều năm tại gia đình ông Trách.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các tổ chức liên quan để chuyển giao cá thể gấu này về Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 4 trại nuôi với 5 cá thể gấu bị nuôi nhốt.

Với việc gia đình ông Trách tự nguyện chuyển giao 2 cá thể gấu, Thái Nguyên hiện chỉ còn 3 con gấu đang bị nuôi nhốt. Chia sẻ về việc chuyển giao gấu, ông Trách cho biết: “Tôi hy vọng gia đình nào đó hiện đang nuôi một hoặc một số cá thể gấu mà thấy mình không đủ điều kiện để gấu được sống tốt hơn thì nên chuyển giao đến các cơ sở cứu hộ để có thể đem đến một tương lai tốt đẹp hơn cho gấu”.

Các chuyên gia cứu hộ thăm khám cho các cá thể gấu trước khi đưa về nơi chăm sóc mơi.
Các chuyên gia cứu hộ thăm khám cho các cá thể gấu trước khi đưa về nơi chăm sóc mơi.

Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2018 đã có 8 cá thể gấu tại 5 tỉnh thành được chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ. Đặc biệt, Ninh Bình và Cần Thơ đã về đích thành công trên chặng đường chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu, đưa tổng số các địa phương không có gấu nuôi nhốt lên 22 tỉnh thành.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình của tổ chức FOUR PAWS là khu "resort 5 sao" mới nhất dành cho gấu. Bà Ngô Thị Mai Hương, Giám đốc tổ chức FOUR PAWS Việt cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được đón nhận và chăm sóc hai cá thể gấu từ Thái Nguyên tới Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Tại đây, các cá thể gấu sẽ được chăm sóc sức khỏe, được tập luyện để phục hồi tập tính tự nhiên và được tận hưởng một cuộc sống phù hợp với loài sau nhiều năm bị nuôi nhốt trong các chuồng cũi chật hẹp”.

Người dân tự nguyện giao nộp hai cá thể gấu nuôi nhốt - 3
Gấu được chăm sóc đặc biệt trước khi chuyển từ Thái Nguyên về Ninh Bình đưa vào khu nuôi bán hoang dã.
Gấu được chăm sóc đặc biệt trước khi chuyển từ Thái Nguyên về Ninh Bình đưa vào khu nuôi bán hoang dã.

Theo thống kê mới nhất từ Cục Kiểm lâm, tính đến cuối tháng 7/2018, ở Việt Nam còn khoảng 780 cá thể gấu được nuôi nhốt ngoài các trung tâm cứu hộ trên cả nước. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã cam kết nỗ lực chấm dứt việc nuôi nhốt gấu và tái khẳng định quan điểm này trong năm 2017. Nhóm các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ gấu đã và đang đồng hành hỗ trợ các cơ quan chức năng trong nỗ lực thúc đẩy chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam.

Quảng Bình: Người dân giao nộp khỉ đuôi lợn quý hiếm

Chiều tối 14/8, tin từ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đơn vị này vừa tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.

2 cá thể khỉ đuôi lợn này được bà Nguyễn Thị Chuyền (trú tại thôn Mới, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch) tự nguyện bàn giao để phục vụ công tác bảo tồn. Thời điểm tiếp nhận, 2 cá thể khỉ đuôi lợn có trọng lượng 4,5kg và 5kg.

Theo bà Chuyền, 2 cá thể khỉ này bà được một người bạn trú tại huyện Minh Hóa tặng vào tháng 5/2018 và chăm sóc từ đó đến nay.

Bà Chuyền đã tự nguyện giao nộp 2 cá thể khỉ đuôi lợn cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật
Bà Chuyền đã tự nguyện giao nộp 2 cá thể khỉ đuôi lợn cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật

Sau khi được cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, bà Chuyền nhận thức hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã là trái pháp luật nên đã tự nguyện giao nộp 2 cá thể khỉ để sớm thả về môi trường tự nhiên.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Được biết, trong tháng 8/2018, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật đã tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên.

Tiến Thành

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm