1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Ngư dân Hà Tĩnh nói gì về việc nhấn chìm thuyền "trốn" bão?

(Dân trí) - Có luồng ý kiến cho rằng, việc nhấn chìm thuyền trước những cơn bão lớn để bảo đảm an toàn là thiếu thực tế. Tuy nhiên rất nhiều ngư dân ở Hà Tĩnh chia sẻ, trường hợp bão to quá thì việc nhấn chìm thuyền hoặc tàu nhỏ đúng cách, là một phương pháp hiệu quả tránh bão làm hỏng thuyền.

Sáng ngày 19/7, theo ghi nhận của PV Dân trí, tại âu tránh bão xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão số 3 đều an toàn, một số chiếc thuyền được người dân nhấn chìm để "trốn" bão, hôm nay đã được vớt lên. Tất cả đang sửa soạn chờ thời tiết đẹp để tiếp tục ra khơi.


Một số ngư dân chọn phương án nhấn chìm tàu thuyền nhỏ trước bão. Trong ảnh là một phương tiện đang được nhấn chìm trốn bão số 3.

Một số ngư dân chọn phương án nhấn chìm tàu thuyền nhỏ trước bão. Trong ảnh là một phương tiện đang được nhấn chìm "trốn" bão số 3.


Sáng nay 19/7, ngư dân đã vớt phương tiện này lên khi bão tan.

Sáng nay 19/7, ngư dân đã vớt phương tiện này lên khi bão tan.

Một số ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm cho biết, do sớm nắm được thông tin về cơn bão số 3 nên đã chủ động trong việc neo đậu tàu thuyền tránh bão, bảo toàn tài sản.


Ngư dân Hoàng Văn Khánh chia sẻ về việc tránh bão cho tàu thuyền.

Ngư dân Hoàng Văn Khánh chia sẻ về việc tránh bão cho tàu thuyền.

Ngư dân Hoàng Văn Khánh (62 tuổi, trú xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) là người từng gắn bó với nghề đi biển gần 50 năm chia sẻ, khi cơn bão đến, việc neo đậu tàu thuyền vào trong âu là điều đương nhiên phải làm. Một số tàu lớn phải neo đậu chắc chắn, có thể có người túc trực, còn một số tàu nhỏ và thuyền người dân có thể kéo vào sâu trong bờ hoặc nhấn chìm.


Ngư dân Nguyễn Văn Đôi khẳng định, trong tình huống nguy cấp, việc nhấn chìm thuyền là điều cần thiết.

Ngư dân Nguyễn Văn Đôi khẳng định, trong tình huống nguy cấp, việc nhấn chìm thuyền là điều cần thiết.

“Việc tránh bão trước hết phải đưa tàu thuyền vào nơi kín đáo nếu trường hợp bão to quá thì nhất thiết phải dùng nước nhấn chìm tàu thuyền, đặc biệt là các tàu nhỏ để tránh bão đánh hỏng thuyền, mặt khác việc nhấn chìm thuyền còn tránh việc phương tiện bị đứt dây neo, trôi dạt ra xa” – ngư dân Nguyễn Văn Đôi (69 tuổi, xã Thạch Kim) cho biết thêm.

Trước thông tin cho rằng ngư dân cố tình nhấn chìm tàu thuyền trước bão để sau bão dễ gian dối trong báo cáo thiệt hại, người dân miền biển Hà Tĩnh tỏ ra bất bình. Người dân khẳng định phương pháp nhấn chìm tàu nhỏ và thuyền không có gì lạ, vốn đã được áp dụng từ xa xưa, nay nhiều người vẫn thực hiện để tránh bão. Sau bão ngư dân lại tiến hành vớt lên chứ không có chuyện nhập nhèm báo cáo thiệt hại sau bão.


Hình ảnh ngư dân vùng biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) chủ động nhấn chìm thuyền trong mùa mưa bão năm 2017.

Hình ảnh ngư dân vùng biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) chủ động nhấn chìm thuyền trong mùa mưa bão năm 2017.

Anh Nguyễn Hương Thành, một người am hiểu dân biển ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chia sẻ: “Phương pháp nhấn chìm thuyền đánh cá loại nhỏ ít tốn kém đã được cha ông thực hiện từ xưa, đặc biệt là đối với những cơn bão lớn, sóng to, bất khả kháng. Đối với những tàu thuyền cỡ lớn, máy móc thiết bị hiện đại thì phương án tối ưu là đưa vào âu thuyền tránh bão chằng néo cẩn thận”.

Tiến Hiệp - Văn Dũng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm