1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Đồng Nai:

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu

(Dân trí) - 9 giờ sáng nay (27/3), Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh. Hai cẩu nổi có công suất 500 tấn và 150 tấn đã vào vị trí làm nhiệm vụ. Đầu giờ chiều cùng ngày, lợi dụng thủy triều đang rút, đơn vị thi công đã triển khai gia cố hệ thống cẩu trước khi chính thức thực hiện trục vớt nhịp cầu đã chìm sau khi bị sà lan đâm sập.

Bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh ở Đồng Nai

17h30:

Lực lượng tham gia trục vớt tạm dừng công việc, qua ngày đầu tiên triển khai trục vớt, nhiều thanh sắt, lan can trên phần nhịp cầu bị gãy đã được cắt rời. Bên dưới lòng sông, thợ lặn cũng dọn sạch xung quanh khu vực cầu bị sập để chuẩn bị cho cẩn cẩu trục vớt nhịp cầu gãy đang bị chìm dưới lòng sông.

14h15:

Sau khi gia cố cần cẩu thứ 2 vào vị trí, lực lượng thợ lặn đã tạm ngưng hoạt động tại hiện trường.

13h20':

2 cần cẩu áp sát hai bên cầu Ghềnh. Lực lượng chức năng tận dụng thủy triều đang xuống để triển khai gia cố hệ thống cẩu trước khi chính thức thực hiện trục vớt nhịp cầu Ghềnh bị chìm dưới sông do sà lan đâm sập.

13h00:

Chiều nay, công việc trục vớt tàu Ghềnh đã được triển khai sớm hơn dự kiến khoảng 15 phút. Theo đó, vào lúc 12h45', cẩu nổi số 2 đã tiếp cận hiện trường. Chiếc cẩu nổi này có trọng tải 150 tấn.

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 1

11h10:

Trao đổi thêm với PV Dân trí khi vừa trở lại bờ, nhóm thợ lặn cho biết thêm: Đến thời điểm hiện tại các thanh sắt bị vướng bên dưới đã được cắt rời. Trong chiều nay, nhóm thợ lặn tiếp tục dọn dẹp xung quanh khu vực 2 nhịp cầu Ghềnh đã bị sập để chuẩn bị cho công tác trục vớt chính thức triển khai.

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 2

Nhóm thợ lặn đã trở vào bờ sau buổi sáng quần thảo lòng sông Đồng Nai tại khu vực cầu Ghềnh bị sập.

Nhóm thợ lặn đã trở vào bờ sau buổi sáng "quần thảo" lòng sông Đồng Nai tại khu vực cầu Ghềnh bị sập.

10h50:

Triển khai trục vớt cầu Ghềnh ở Đồng Nai

Các thợ lặn đã trở lại bờ. Theo một thợ lặn trực tiếp xuống nước cho biết: Địa hình bên dưới lòng sông khá phức tạp, nhóm thợ lặn đã đánh dấu được các vị trí phục vụ công tác trục vớt.

Khảo sát thực tế lòng sông cho thấy chiếc đầu kéo chìm bên dưới lòng sông đã bị hư hỏng, biến dạng hoàn toàn.

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 4

10h30:

Các phương tiện giao thông đường thủy dưới 400 tấn vẫn được lưu thông trên sông Đồng Nai đoạn qua cầu Ghềnh trong thời gian tiến hành trục vớt cầu, thông qua sự hướng dẫn của các lực lượng chức năng.

Theo đó, các phương tiện thuỷ dưới 400 tấn sẽ lưu thông qua khoang phụ số 4 của cầu.

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 5

Ghi nhận hiện trường trục vớt cầu Ghềnh sáng nay, nhìn từ trên cao.

Ghi nhận hiện trường trục vớt cầu Ghềnh sáng nay, nhìn từ trên cao.

10h00:

Lực lượng thi công tiếp tục đóng cọc thép thứ 3 xuống lòng sông. Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ đóng 4 cọc thép để neo xà lan chở cẩu nổi 500 tấn phục vụ công tác trục vớt cầu Ghềnh.


Đơn vị thi công đã tiến hành đóng thêm cây cọc thép số 3.

Đơn vị thi công đã tiến hành đóng thêm cây cọc thép số 3.

9h30:

Các công nhân đã tiếp cận tại khu vực cầu sập, triển khai đóng 2 cọc sắt đầu tiên để làm trụ neo đậu xà lan. Trước đó, vào khoảng 9h15', tàu kéo đã đẩy cẩu nổi 500 tấn tiếp cận hiện trường cầu Ghềnh bị sập tại khu vực nhịp cầu số 3.


Cẩu nổi 500 tấn bắt đầu vào vị trí làm việc

Cẩu nổi 500 tấn bắt đầu vào vị trí làm việc


Tại hiện trường, cẩu nổi đã tiến hành đóng 2 trụ thép xuống sông

Tại hiện trường, cẩu nổi đã tiến hành đóng 2 trụ thép xuống sông

9h00:

Các thợ lặn và công nhân thi công tiếp cận phần nhịp cầu số 3 (bị chìm 1 nửa dưới sông).


Lực lượng thi công tiếp phần nhịp cầu số 3

Lực lượng thi công tiếp phần nhịp cầu số 3

5-1459036399197

Cặp cẩu nổi 500 tấn và 150 tấn thi công cầu Bình Khánh vào vị trí, phục vụ công tác trục vớt cầu Ghềnh

Hàng chục người nhái đã lặn xuống đáy sông nhằm xác định các hạng mục cầu bị chìm để đưa ra phương án trục vớt. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, nhịp cầu chìm nằm ở độ sâu 13m, dính nhau bởi thanh ray. Trong đó, một đầu nhịp 2 kê lên mố cầu sập, nhịp cầu 3 treo lơ lửng do dính ray sắt với nhịp bên kia.

Sau khi thống nhất phương án, Cienco 1 huy động lực lượng tiến hành cắt thanh ray trên nhịp 4 để tách các hạng mục bị đổ sập khỏi phần còn lại của cầu. Các kết cấu dầm cầu bằng thép sau đó được chuyển lên sà lan đưa về điểm tập kết. Người nhái thực hiện việc neo, móc treo vào cầu để kéo lên.

Trong ngày, 26/3, nhiều thanh sắt tại một đầu cầu Ghềnh bị sập đã được cắt, đánh chìm xuống sông, sau đó các người nhái lặn xuống sông để neo, móc treo vào cầu sau đó kéo lên. Hiện lực lượng chuyên trách của Cineco 1 đã treo nhịp dầm gác trên trụ cầu Ghềnh để cắt rời trụ B1, đồng thời hạ nhịp dầm (bị gãy) xuống sông. Sau đó, huy động thợ lặn, lặn sâu xuống đáy sông dùng thiết bị chuyên dụng để cắt nhịp cầu gãy làm đôi. Tiếp đến, các đơn vị sẽ sử dụng cần cẩu công suất 500 tấn cẩu phần cầu gãy có trọng lượng khoảng 300 tấn đưa lên khỏi mặt nước.

Lực lượng Cảnh sát đường sông bảo vệ hiện trường
Lực lượng Cảnh sát đường sông bảo vệ hiện trường

“Do vị trí cầu sập địa chất, chế độ thủy văn phức tạp, nên việc thực hiện trục vớt cầu Ghềnh sẽ mất nhiều ngày, dự kiến hoàn thành trước ngày 2/4” – Đại diện đơn vị trục vớt cầu Ghềnh khẳng định.

Trước đó, cặp cẩu nổi 500 tấn và 150 tấn thi công cầu Bình Khánh (thuộc tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành), với công suất thuộc loại lớn nhất Việt Nam đã về đến lưu vực sông Đồng Nai (TP Biên Hòa) sẵn sàng tham gia trục vớt cầu Ghềnh.


Cầu Ghềnh nhìn từ xa

Cầu Ghềnh nhìn từ xa

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 16
Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 17

Trung Kiên – Vĩnh Thủy

Ngày đầu tiên trục vớt cầu Ghềnh: Neo đậu, gia cố hoàn tất hệ thống cẩu - 19