1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc

(Dân trí) - Vài ngày gần đây, mặt nước ở ven Hồ Gươm bất ngờ xuất hiện màu xanh bất thường. Một số nhà khoa học cho biết, đó là hiện tượng của vi khuẩn lam (thường gọi là tảo lam) phát triển bùng nổ. Loài tảo lam này có chứa nhiều độc tố gây hại cho sinh vật ở Hồ Gươm.

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc

Ghi nhận của phóng viên Dân trí vào sáng nay (19/4) tại Hồ Gươm, khu vực đối diện số nhà 25 đường Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), mặt nước ven bờ có hiện tượng chuyển thành màu xanh khác lạ. Những người bán hàng rong khu vực này cho biết, hiện tượng nước Hồ Gươm chuyển màu xanh như vậy xuất hiện khoảng vài ngày trở lại đây.

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc - 1

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc - 2

Theo quan sát, khu vực mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh khác lạ đã xuất hiện cá chết nổi, hoặc có chỗ cá chỉ bơi yếu ớt.

Tảo lam làm cá chết.
Tảo lam làm cá chết.

Cá chép vàng bơi yếu ớt ở khu vực có tảo lam.
Cá chép vàng bơi yếu ớt ở khu vực có tảo lam.

Liên quan đến hiện tượng lạ nói trên, trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TS Dương Đức Tiến - chuyên gia về tảo cho biết: "Hiện tượng nước Hồ Gươm ở ven bờ chuyển màu xanh như vậy là do vi khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam phát triển bùng nổ. Loài tảo này thường phát triển mạnh ở thời điểm giao mùa Xuân - mùa Hạ và mỗi khi có hoạt động cải tạo, nạo vét hồ. Tảo này có chứa độc tố gây hại cho các sinh vật ở hồ, cơ quan chức năng cần phải có biện pháp vớt hết đi để trả lại vẻ đẹp cho Hồ Gươm".

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc - 5

Mặt nước Hồ Gươm chuyển màu xanh "lạ" do tảo độc - 6


Người dân đi dạo quanh Hồ Gươm cảm thấy bất ngờ khi mặt nước chuyển màu xan bất thường.

Người dân đi dạo quanh Hồ Gươm cảm thấy bất ngờ khi mặt nước chuyển màu xan bất thường.

GS.TS Dương Đức Tiến cho biết: Tảo lam có kích thước nhỏ nên chỉ cần có gió nhẹ cũng bị trôi dạt vào bờ.
GS.TS Dương Đức Tiến cho biết: "Tảo lam có kích thước nhỏ nên chỉ cần có gió nhẹ cũng bị trôi dạt vào bờ".

Cũng theo GS.TS Dương Đức Tiến, loài tảo lam có kích thước rất nhỏ nên chỉ cần có gió nhẹ sẽ bị thổi dạt hết vào gần bờ. Ngoài ra, GS.TS Tiến khuyến cáo, khi cơ quan chức năng vớt tảo này lên bờ cần cho vào thùng kín chuyển đi nơi khác tiêu hủy, không được đổ bừa bãi lên bờ hoặc ra môi trường, vì để khô loài tảo này sẽ nhờ gió lại phát tán tiếp và có thể gây bệnh tiêu chảy cho con người.

Cuối năm 2017, TP Hà Nội thông qua phương án cải tạo môi trường hồ Hoàn Kiếm, trong đó có việc nạo vét bùn và bổ cập nước cho hồ. Thời gian thực hiện từ đầu tháng 12/2017 đến khoảng đầu tháng 2/2018. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 29 tỷ đồng.

Nguyễn Dương