1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

IPU-132 hy vọng thông qua Nghị quyết về quyền con người

Đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người.

Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132), hôm nay (30/3) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền thảo luận Dự thảo nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”(hoàn thiện công việc từ Đại hội đồng 131).

Các đại biểu tham gia IPU-132

Các đại biểu tham gia IPU-132

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nghiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền IPU-132 sẽ thảo luận một phiên hết sức quan trọng. Ủy ban sẽ tiến hành thảo luận Dự thảo Nghị quyết về luật pháp quốc tế trong mối liên hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau và nhân quyền.

Đây là nghị quyết được soạn thảo từ IPU-131 và do còn ý kiến khác nhau nên chưa được thông qua. Lần này, Dự thảo tiếp tục được đưa ra thảo luận tại Hà Nội và hy vọng Dự thảo sẽ được thông qua lần này.

Theo ông Nguyễn Minh Thông, đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Việt Nam đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận tại kỳ trước. Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia.

Không thể không tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người. Thực chất luật pháp quốc tế cũng nhằm bảo vệ quyền con người. Bởi vậy, Việt Nam hoan nghênh IPU thông qua Nghị quyết quan trọng này và hy vọng sau khi được thông qua, Nghị quyết quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người sẽ được các nước chú ý một cách nghiêm túc và tuân thủ một cách nhất quán.

Theo ông Nguyễn Minh Thông, về cơ bản Dự thảo Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung dựa trên ý kiến tiếp thu từ các quốc gia tại IPU-131. Việt Nam cơ bản nhất trí với những sửa đổi và cho rằng các nước cần đề cao luật pháp quốc tế; đồng thời cần phải có ý thức tôn trọng chủ quyền quốc gia, không chỉ vì tranh thủ những lợi thế của mình mà phương hại tới chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Toàn cảnh cuộc họp Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền

Toàn cảnh cuộc họp Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền

Về những mâu thuẫn giữa các nước khiến Dự thảo chưa được thông qua, ông Nguyễn Minh Thông cho rằng: “Trong quá trình thảo luận trước đó, các quốc gia có nhiều quan điểm khác nhau. Có quốc gia đề cao luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, quyền cao người; có quốc gia lại không đặt trong quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người nên có những quan điểm khó dung hòa. Các nước muốn đề cao công cụ luật pháp quốc tế, có nước lại đề cao chủ quyền quốc gia.

Vì thế cho nên giữa một số quốc gia còn một số ý kiến khác nhau. Việc tiếp thu ý kiến giữa các quốc gia vẫn chưa được các nước đồng thuận, nên quyết định chuyển tới Hà Nội để thông qua Nghị quyết quan trọng này”.

Theo PV
VOV


Dòng sự kiện: IPU-132 tại Hà Nội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm