1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực

Nếu không mưa và mây mù, vẫn có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần cuối chiều nay ở Việt Nam, nhưng chỉ là giai đoạn cuối và được gọi là nguyệt thực nửa tối, theo Thạc sỹ Trần Tiến Bình, phụ trách Phòng nghiên cứu Lịch, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

Chiều nay, có thể quan sát nguyệt thực - 1
Nguyệt thực gần đây nhất xảy ra ngày 21/2/2008.
Tuy nhiên, không chắc chắn Việt Nam có thể quan sát được hay không do nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ban ngày, giờ Việt Nam. Theo đó, nguyệt thực toàn phần xuất hiện sáng sớm nay (21-12) theo giờ quốc tế (GMT). Đây là nguyệt thực toàn phần đầu tiên sau gần ba năm qua, với hiện tượng ánh sáng Mặt Trăng chuyển thành màu hồng, hồng thẫm hoặc màu đỏ.

Cụ thể, nguyệt thực sẽ kéo dài 3,5 giờ, từ 6h33’ đến10h giờ GMT, tương đương với 13h33’ - 17h giờ Việt Nam. Khoảng thời gian Mặt Trăng bị Trái Đất che tối toàn bộ diễn ra từ 14h41’ đến 15h53’ giờ Việt Nam.

Như vậy, “nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát tốt nhất tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Các khu vực châu Âu, châu Úc và Đông Á có thể quan sát thấy nguyệt thực một phần”, Thạc sĩ Bình nói.

Các thành viên Câu lạc bộ Thiên văn Trẻ Việt Nam tin rằng ở Việt Nam, vẫn có thể quan sát được nguyệt thực nửa tối vào khoảng từ 17h30 đến 18h trước khi hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn kết thúc.

Khác với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, nguyệt thực nửa tối là khi Mặt Trăng đã đi ra khỏi bóng của Trái Đất tiến đến vùng nửa tối, vẫn nhận được một phần ánh sáng bình thường. Lúc ấy, Mặt Trăng không tối và đỏ như với nguyệt thực toàn phần hay một phần. Thay vào đó, nó chỉ tối hơn, đỏ hơn và có cảm giác lớn hơn một chút.

Dù 17h30’ cũng là thời điểm Mặt Trăng bắt đầu mọc, khoảng 30 phút cuối cùng của nguyệt thực, chúng ta vẫn có thể quan sát thấy khi nhìn thấp xuống gần đường chân trời phía đông. Cố gắng đợi đến gần 18h, từ sân thượng các tòa nhà cao tầng trong thành phố cũng có thể thấy khá rõ hiện tượng này, màu sắc của Mặt Trăng tối hơn, đỏ hơn và lớn hơn ngày thường, nhưng không rõ rệt như với nguyệt thực toàn phần.

Không giống nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng hoàn toàn vô hại, có thể nhìn bằng mắt thường, qua ống nhòm, kính thiên văn hay camera. Nếu muốn quan sát Mặt Trăng qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, các thành viên CLB Thiên văn Trẻ cho hay, đây cũng là một dịp tốt vì ánh sáng Mặt Trăng sẽ mờ hơn bình thường khá nhiều, không gây chói; hình ảnh sẽ quan sát thấy rõ hơn, một số bức ảnh chụp lại hiện tượng này sẽ khá thú vị.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1638, nguyệt thực toàn phần xảy ra đúng ngày đông chí ở bán cầu bắc. Đông chí là ngày thời gian ban ngay ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm.

Nguyệt thực toàn phần lần gần đây nhất xảy ra vào ngày 21-2-2008. Năm 2011, nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện hai lần, vào các ngày 15-6 và 10-12.

Theo QD
Báo Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm