Chen chân đổi bằng lái xe thẻ nhựa và tỷ phú chăn trâu không nhà

(Dân trí) - Hàng ngàn người dân ùn ùn đi đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa; Tỷ phú chăn trâu sống lang bạt trong các khu công nghiệp ở Sài Gòn; Trẻ bịt mắt tại các lớp học “đánh thức não giữa, khơi dậy thiên tài”… là những hình ảnh được bạn đọc quan tâm, chia sẻ trong tuần qua.


Dù Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa đã bị tuýt còi, sáng nay 2/12, tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn đổ đến các điểm làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Một cán bộ Sở GTVT cho biết, trung bình mỗi ngày, tại điểm cấp, đổi GPLX ở trụ sở Sở GTVT Hà Nội (Phùng Hưng, Hà Đông) có khoảng 300 trường hợp người Hà Nội và khoảng 150 trường hợp ngoại tỉnh hoặc mất bằng đến làm thủ tục. (Ảnh: Tiến Nguyên)

Dù Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa đã bị "tuýt còi", sáng nay 2/12, tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn đổ đến các điểm làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Một cán bộ Sở GTVT cho biết, trung bình mỗi ngày, tại điểm cấp, đổi GPLX ở trụ sở Sở GTVT Hà Nội (Phùng Hưng, Hà Đông) có khoảng 300 trường hợp người Hà Nội và khoảng 150 trường hợp ngoại tỉnh hoặc mất bằng đến làm thủ tục. (Ảnh: Tiến Nguyên)

Không nhà cửa, cuộc sống của ông Văn Đức Tời (52 tuổi, quê tại Nghệ An) gắn liền với đàn trâu 30 con của mình từ nhiều năm nay. Trâu đi tới đâu, ông Tời theo tới đó. Nhiều người hay đùa khi nhắc tới ông, đây là tỷ phú không nhà cửa đầu tiên ở Sài Gòn. (Ảnh: Quang Nguyễn)
Không nhà cửa, cuộc sống của ông Văn Đức Tời (52 tuổi, quê tại Nghệ An) gắn liền với đàn trâu 30 con của mình từ nhiều năm nay. Trâu đi tới đâu, ông Tời theo tới đó. Nhiều người hay đùa khi nhắc tới ông, đây là tỷ phú không nhà cửa đầu tiên ở Sài Gòn. (Ảnh: Quang Nguyễn)

Sau hơn 2 tuần xây dựng, cây cầu gỗ bắc qua sông Ba nối từ xã Phú Cần sang xã Ia Rmốk (Krông Pa, Gia Lai) dài 100m đã chính thức được hoàn thành trong ngày 30/11. Cây cầu này được 7 hộ dân tự góp số tiền gần 300 triệu đồng để xây dựng giúp bà con vượt sông. Vật liệu làm cầu là gỗ bạch đàn, thép, tôn, dây buộc và đinh cùng tiền thuê nhân công. (Ảnh: Tuệ Mẫn)
Sau hơn 2 tuần xây dựng, cây cầu gỗ bắc qua sông Ba nối từ xã Phú Cần sang xã Ia Rmốk (Krông Pa, Gia Lai) dài 100m đã chính thức được hoàn thành trong ngày 30/11. Cây cầu này được 7 hộ dân tự góp số tiền gần 300 triệu đồng để xây dựng giúp bà con vượt sông. Vật liệu làm cầu là gỗ bạch đàn, thép, tôn, dây buộc và đinh cùng tiền thuê nhân công. (Ảnh: Tuệ Mẫn)

Tuần qua, nhiều tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lũ gây thiệt hại lớn về người vừa của. Cụ thể, theo báo cáo của Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến ngày 2/12, mưa lũ đã làm 4 người chết, 1 người mất tích và 5 người bị thương. (Ảnh: Doãn Công)
Tuần qua, nhiều tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lũ gây thiệt hại lớn về người vừa của. Cụ thể, theo báo cáo của Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến ngày 2/12, mưa lũ đã làm 4 người chết, 1 người mất tích và 5 người bị thương. (Ảnh: Doãn Công)


Một tuần với hàng loạt vụ cháy nổ trên địa bàn Hà Nội khiến người dân bất an. Đầu tiên đó là vụ cháy khu vực bể bơi trên nóc của một tòa nhà 4 tầng nằm sát 3 tòa chung cư cao tầng ở khu đô thị Xa La (Hà Đông) làm hàng trăm người dân hoảng loạn. Đến ngày 2/12, tại tại khu công nghiệp Ngọc Hồi (Thanh Trì) lại xảy ra vụ cháy lớn thiêu rụi rất nhiều đỗ gỗ trong nhà xưởng… Sáng qua, một siêu thị điện máy cũng cháy rụi, người dân hú hồn vì ngọn lửa suýt liếm sang chợ Xuân Mai (Ảnh: Tiến Nguyên)

Một tuần với hàng loạt vụ cháy nổ trên địa bàn Hà Nội khiến người dân bất an. Đầu tiên đó là vụ cháy khu vực bể bơi trên nóc của một tòa nhà 4 tầng nằm sát 3 tòa chung cư cao tầng ở khu đô thị Xa La (Hà Đông) làm hàng trăm người dân hoảng loạn. Đến ngày 2/12, tại tại khu công nghiệp Ngọc Hồi (Thanh Trì) lại xảy ra vụ cháy lớn thiêu rụi rất nhiều đỗ gỗ trong nhà xưởng… Sáng qua, một siêu thị điện máy cũng cháy rụi, người dân hú hồn vì ngọn lửa suýt liếm sang chợ Xuân Mai (Ảnh: Tiến Nguyên)

Hàng ngày phải chứng kiến cảnh người dân đi lại khó khăn trên con đường mòn nhỏ lầy lội, thậm chí trượt ngã mỗi khi trời mưa, ông Nguyễn Văn Ánh (SN 1957, thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã không do dự bỏ ra gần trăm triệu đồng làm đường cho dân đi. (Ảnh: Xuân Sinh)
Hàng ngày phải chứng kiến cảnh người dân đi lại khó khăn trên con đường mòn nhỏ lầy lội, thậm chí trượt ngã mỗi khi trời mưa, ông Nguyễn Văn Ánh (SN 1957, thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã không do dự bỏ ra gần trăm triệu đồng làm đường cho dân đi. (Ảnh: Xuân Sinh)

Nước thải của gần 7 triệu người dân cùng bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Nhuệ. Chạy dài hàng chục km trong thành phố, những dòng sông này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm. (Ảnh: Hữu Nghị)
Nước thải của gần 7 triệu người dân cùng bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Nhuệ. Chạy dài hàng chục km trong thành phố, những dòng sông này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm. (Ảnh: Hữu Nghị)

Trẻ có thể xem hình, đọc sách, chơi cờ, đi lại trên phố, làm việc mà không cần nhìn bằng mắt… Đó là lời quảng cáo của nhân viên tại các lớp học “đánh thức não giữa, khơi dậy thiên tài” được quảng cáo rầm rộ thời gian gần đây. Theo GS. TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế về mặt y học, học bằng phương pháp đó để kích thích não phát triển là hoang đường, lừa lọc. (ảnh facebook Trung tâm trí tuệ Việt)
Trẻ có thể xem hình, đọc sách, chơi cờ, đi lại trên phố, làm việc mà không cần nhìn bằng mắt… Đó là lời quảng cáo của nhân viên tại các lớp học “đánh thức não giữa, khơi dậy thiên tài” được quảng cáo rầm rộ thời gian gần đây. Theo GS. TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế về mặt y học, học bằng phương pháp đó để kích thích não phát triển là hoang đường, lừa lọc. (ảnh facebook Trung tâm trí tuệ Việt)

Cơn sốt xem đội tuyển Việt Nam thi đấu với Indonesia ở trận bán kết lượt về sớm được đẩy lên đỉnh điểm khi hàng nghìn người hâm mộ thức trắng đêm ở quảng trường SVĐ Mỹ Đình chờ mua vé vào sân. Nhiều người mang cả chăn đệm, sẵn sàng cho cuộc chờ đợi trong thời tiết lạnh giá. (Ảnh: Mạnh Thắng)
Cơn sốt xem đội tuyển Việt Nam thi đấu với Indonesia ở trận bán kết lượt về sớm được đẩy lên đỉnh điểm khi hàng nghìn người hâm mộ thức trắng đêm ở quảng trường SVĐ Mỹ Đình chờ mua vé vào sân. Nhiều người mang cả chăn đệm, sẵn sàng cho cuộc chờ đợi trong thời tiết lạnh giá. (Ảnh: Mạnh Thắng)

Quang Phong (tổng hợp)