DMagazine

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm

(Dân trí) - Những hình ảnh ghi lại vào cùng giờ cao điểm thể hiện sự khác biệt rõ ràng về tình trạng giao thông tại đường Trường Chinh sau 3 năm thi công mở rộng.

CẢNH GIAO THÔNG ĐỐI LẬP Ở ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH SAU 3 NĂM

(Dân trí) - Những hình ảnh ghi lại vào cùng giờ cao điểm thể hiện sự khác biệt rõ ràng về tình trạng giao thông tại đường Trường Chinh sau 3 năm thi công mở rộng.

Hình ảnh đối lập ùn tắc - thông thoáng ở đường Trường Chinh sau 3 năm

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 1
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 2

Những hình ảnh được phóng viên báo Dân Trí ghi lại vào thời điểm tháng 12/2017 và tròn 3 năm sau đó, khi đường Vàng đai 2 đoạn Trường Chinh chính thức thông xe đi vào sử dụng. Sự khác biệt rõ rệt với việc lòng đường được mở rộng nhiều lần so với trước đây.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 3
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 4

Đường Trường Chinh (đoạn từ ngã tư Sở tới ngã tư Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn) có chiều dài khoảng 950m. Đây là điểm "đen" về ùn tắc giao thông tại Hà Nội. Vào giờ cao điểm, người dân thường xuyên mất đến 15 cho tới 30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ mới qua được. Hình ảnh hiện giờ đã hoàn toàn thay đổi, khác biệt.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 5
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 6

Từ góc nhìn trên cao, đoạn đường này cách đây 3 năm có hình dạng như một "nút cổ chai". Từ ngã tư Sở đến phố Vương Thừa Vũ đường rộng thông thoáng, bỗng bị thắt nhỏ lại chỉ còn 1/3. Thời điểm này, dãy nhà mặt đường Trường Chinh (bên phường Khương Thượng) đã được giải tỏa và mở rộng lòng đường to rộng như đoạn 200m đầu tiên.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 7
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 8

Góc nhìn "nút cổ chai", đoạn từ Viện Y học Phòng không - Không quân ngược về ngã tư Sở. So với mặt cắt chỉ khoảng 20m trước đây, đường Vành đai 2 hiện tại được mở rộng với mặt cắt 53,5-63,5m, tức gấp khoảng 3 lần.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 9
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 10

Ngã tư Tôn Thất Tùng rẽ vào Trường Chinh (hướng đi ngã tư Sở) nhiều năm trước cũng là nỗi ám ảnh với người đi đường. Sau khi thông đường đầu tháng 11/2020, đường mới có quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng 4 - 6m mỗi bên.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 11
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 12

Dễ dàng nhận ra trong bức ảnh ghi lại năm 2017, xe cộ phải nhích từng cm để qua được nút giao này vào giờ cao điểm. Với phương tiện ôtô, giờ đây nếu di chuyển từ ngã tư Sở đi ngã tư Vọng (hoặc ngược lại), lái xe chỉ mất chưa tới 5 phút di chuyển với làn đường trên cao. 

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 13
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 14

Tuyến vành đai 2 trên cao đoạn ngã tư Sở - cầu Vĩnh Tuy dài 5 km, tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng đã dần hình thành.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 15
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 16

Đường Trường Chinh (đoạn nút cổ chai) được thi công, hoàn thành, thông xe chính thức vào ngày 9/11/2020 và đưa vào khai thác trước để giảm bớt tình trạng ùn tắc ở khu vực này.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 17
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 18

Nỗi ám ảnh bị ùn tắc, dậm chân cả tiếng đồng hồ khi lưu thông qua đoạn đường "nút cổ chai" Trường Chinh vào giờ cao điểm của người dân Hà Nội chỉ còn lại trong ký ức.

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 19
Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 20

Giờ đây đường đã thông, hè đã thoáng. Duy nhất chỉ còn một vấn đề khi toàn bộ phương tiện dồn về ngã tư Sở hoặc ngã tư Vọng bị ùn lại khi chờ đèn tín hiệu giao thông chưa có phương án tối ưu. 

Cảnh giao thông đối lập ở đường Trường Chinh sau 3 năm - 21

Trước tình trạng này, Sở GTVT Hà Nội thực hiện phương án cấm phương tiện trên đường Tây Sơn (dưới thấp) rẽ trái và đi thẳng qua nút giao ngã tư Sở. Các phương tiện lưu thông theo hướng từ Tây Sơn rẽ phải liên tục ra đường Láng và quay đầu tại điểm mở dải phân cách trên đường Láng để đi thẳng ra Trường Chinh hoặc rẽ phải liên tục ra Nguyễn Trãi. Cùng với đó, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu phục vụ pha đèn hướng Tây Sơn rẽ trái đi thẳng (21 giây xanh) điều tiết cho 3 hướng giao thông còn lại cho phù hợp.