1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người

Với nhiều người, việc thấy xác chết là một điều kinh hãi và ám ảnh. Nhưng với những sinh viên (SV) ngành y, việc được tận mắt nhìn và “khám phá” rõ ràng từng chi tiết là điều ai cũng mong chờ và cảm thấy bổ ích nhất, còn nếu không được tiếp xúc với xác chết đó là một... thiệt thòi.

Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội học môn giải phẫu tại trường.
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội học môn giải phẫu tại trường.

Theo đó, đối với với sinh viên trường Y, để tiếp tục theo học các bộ môn lâm sàng khác trước khi ra trường, khám chữa bệnh cho người dân các bạn sinh viên phải làm quen, thực hành trên cơ thể của người chết. Tuy nhiên, với truyền thống coi trọng “mồ yên mả đẹp”, việc hiến xác vẫn chưa được nhiều người Việt Nam thông hiểu và chấp nhận. Do đó, hiện nay tình trạng sinh viên gặp khó khăn trong việc học tập trên xác và tạng đang trở nên khá phổ biến ở các trường y khu vực phía Bắc. Đặc biệt là trường ĐH Y Hà Nội - cái nôi đào tạo y, bác sĩ hàng đầu của cả nước. Điều này khiến các sinh viên khá thiệt thòi và trăn trở về nghề nghiệp khi trực tiếp bước ra đời, cứu giúp những người bệnh.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 2

Được xây dựng năm 1930 bởi người Pháp, viện Giải phẫu – nay là Bộ môn Giải phẫu ĐHYHNtọa lạc tại số 48 Tăng Bạt Hổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi sinh viên được thực hành trên thân thể của những người hiến tặng. Ảnh: THÀNH AN

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 3

Việc được tôi luyện với những giờ học trong phòng xác là một trong những điều quan trọng cần thiết của mỗi SV trong quá trình học tập. Ngay từ năm học đầu tiên, SV của trường đã được thực hành trên mô hình, hình ảnh và đặc biệt là ở phòng xác để nắm chắc và phân tích cấu trúc cơ thể. Ảnh: THÀNH AN

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 4

Ths. Chu Văn Tuệ Bình, Giảng viên bộ môn Giải phẫu – ĐHYHN cho biết, việc học trên mô hình là không đủ đối với các SV do đó cần phải học trên xác để chứng minh lại những lý thuyết đã nói và giúp các em SV tự nhận biết các chi tiết, tự học một cách tốt hơn. Ảnh: THÀNH AN

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 5

Đối với việc học trên xác, SV đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng. SV Nguyễn Thùy Dương, Tổ 19 Y1E – ĐHYHN cảm nhận: “Khi học qua mô hình và tranh ảnh em chỉ mường tượng ra một phần vì không trung thực. Do vậy, em cảm thấy học mô hình là không đủ mà cần học cả trên cơ thể người thật”. Ảnh: THÀNH AN

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 6

Cho rằng, học trên xác thật có thể sờ, nắm và thấy được sự liên kết của các bộ phận trên cơ thể người khiến SV dễ dàng nhận biết hơn. Nguyễn Ngọc Trường Giang – SV đa khoa Y1E- ĐH Y Hà Nội khẳng định: “Chắc chắc sinh viên trường Y sẽ không thể nào học tốt môn giải phẫu nếu không được trải qua việc thực hành trên xác người thật”.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 7

Hiện Bộ môn Giải phẫu Trường ĐH Y Hà Nội có hơn 20 thi thể được bảo quản bằng hóa chất rất cẩn thận để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của gần 1.000 sinh viên, giảng viên của trường. Ảnh:

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 8

TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn giải phẫu, Trường ĐHYHN cho biết: Hiện nay, công tác giảng dạy của bộ môn gặp nhiều khó khăn. Hơn 10 năm qua trường đã nhận gần 500 đơn xin hiến thi thể nhưng mới chỉ tiếp nhận được 10 thi thể tình nguyện hiến xác. Do thiếu nguồn nên trường phải trao đổi đào tạo với các trường y khác để tăng chất lượng đào tạo, nghiên cứu của Nhà trường. “Với số lượng thi thể ít như hiện nay, chúng tôi - các thầy là người phẫu tích bộc lộ các cấu trúc, sinh viên chỉ được xem và vì thế việc tiếp thu kiến thức của người học bị hạn chế”, TS Nghĩa nói.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 9

Một số thầy giáo trăn trở, với số lượng sinh viên quá đông cùng học tập tìm hiểu chung trên một xác hoặc tạng khiến thời gian các thầy trình bày, chỉ cho các em rất lâu, mỗi khi các em muốn được tự tay sờ vào thì cũng rất mất thời gian trong khi đó thời lượng học không nhiều. Mặt khác, vì đông nên dẫn đến các chi tiết của xác, tạng sẽ bị giảm chất lượng đi gây thiệt thòi cho những em học sau. “Với mong muốn cho các em sinh viên được học một cách tốt hơn, được học một cách độc lập nhưng đối chúng tôi là bất khả kháng, rất khó thực hiện được. Bởi, hiện tại bộ môn chúng tôi quá thiếu xác và tạng” thầy Tuệ Bình trăn trở.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 10

Ngoài việc học trên xác người, các sinh viên còn được thấy những tiêu bản đựng trong bình thủy tinh gồm những bộ phận trên cơ thể người được cắt ra giúp cho sinh viên có cái nhìn trực quan nhất… Những thi thể được sử dụng sau vài năm sẽ được hỏa táng và gửi về gia đình người hiến tặng.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 11

Những thi thể hiến thân cho khoa học được tập thể SV, thầy thuốc, cán bộ giảng dạy kính trọng và yêu mến như một vật báu vô giá, vì họ đã giúp dạy cho biết bao SV nắm vững giải phẫu để trở thành những thầy thuốc có kiến thức, vững tay nghề, giúp các thầy thuốc thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị phục vụ cho y khoa, cứu người. Vì vậy, những giảng viên, SV trường Y luôn tôn vinh những thi hài hiến thân cho khoa học như những người thầy thầm lặng. Vào những ngày lễ tết, ngày giỗ… của những người hiến xác, gia đình họ đều đến đây thắp hương.

Chùm ảnh: Trăn trở của bác sĩ tương lai trong việc học với thi thể người - 12

Có thể nói, những thi thể là những "Người Thầy thầm lặng"! Họ luôn đứng sau sự thành công của những ca phẫu thuật, những chỉ định điều trị đúng… Và họ xứng đáng nhận được sự tri ân của cả xã hội! Trong ảnh là một ca mổ trong bệnh viện Việt Nam.

Theo Thành An/Báo Lao động