Tổng quan bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, nằm ở ngã ba miệng và khí quản và có một lớp phủ giống như nắp gọi là nắp thanh quản. Nó có tác dụng ngăn chặn thức ăn và nước bọt xâm nhập vào thanh quản khi nuốt.
Thanh quản là hộp thoại cho phép con người nói, la hét, thì thầm và hát. Do vậy, viêm thanh quản là tình trạng viêm của hộp thoại và dây thanh âm gây khàn giọng hoặc mất hẳn tiếng trong trường hợp nặng.
Viêm thanh quản thường biến mất trong 2 - 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn nếu không được điều trị đúng sẽ trở thành viêm thanh quản mãn tính.
Viêm thanh quản kéo dài lâu hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mãn tính. Đây là loại viêm thanh quản thường do tiếp xúc với các chất kích thích theo thời gian. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phụ thuộc vào điều trị, sức khỏe người bệnh, nhất là người tuổi đã cao.
Nguyên nhân bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Nguyên nhân viêm thanh quản mãn tính bao gồm:
Hít phải các chất kích thích như hóa chất, chất gây dị ứng hoặc khói...
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Viêm xoang mạn tính
Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều
Thường xuyên sử dụng quá mức giọng nói (ca sĩ hoặc phát thanh viên)
Nguyên nhân ít gặp hơn của viêm thanh quản mãn tính:
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
Nhiễm trùng với một số ký sinh trùng
Ung thư
Rối loạn dây thanh do chấn thương, đột quỵ, ung thư...
Triệu chứng bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Một số triệu chứng viêm thanh quản mãn tính điển hình bao gồm:
Đau họng, khô rát ngứa họng, cổ họng khô
Khàn giọng mất tiếng
Ho khan
Bạn cần phải đến bệnh viện điều trị ngay lập tức nếu có các triệu chứng:
Khó thở
Ho ra máu
Sốt kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
Đau họng tăng dần
Khó nuốt
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ khi:
Thở rít thì thở vào
Khó thở
Khó nuốt
Sốt cao hơn 39,5o C
Biến chứng của bệnh viêm thanh quản mãn tính:
Trong trường hợp viêm thanh quản do nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lây lan sang các phần khác của đường hô hấp.
Các đợt trào ngược dạ dày thực quản tái đi tái lại có thể khiến một lượng nhỏ axit tràn qua thanh quản bị viêm và xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi tái phát hoặc viêm phế quản.
Bệnh lâu dài có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản...
Đường lây truyền bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản chỉ lây nhiễm khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Viêm thanh quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh thường do nhiễm virus và lây lan khi hắt hơi hoặc ho.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản là bệnh xảy ra phổ biến ở các đối tượng sau:
Người phải sử dụng giọng nói, hát nhiều: ca sĩ, phát thanh viên, dẫn chương trình, giáo viên...
Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích như hút thuốc lá hoặc uống rượu bia nhiều; khói thuốc, hoá chất nơi làm việc; axit dạ dày
Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi...
Tuy nhiên bạn có thể không có các yếu tố nguy cơ trên nhưng vẫn có khả năng bị viêm thanh quản. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Phòng ngừa bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Để phòng tránh bệnh viêm thanh quản mãn tính cần:
Không hút thuốc, và tránh khói thuốc thuốc. Khói làm khô cổ họng và kích thích dây thanh âm của bạn.
Hạn chế rượu và cà phê
Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp giữ cho chất nhầy trong cổ họng của bạn mỏng và dễ dàng để làm sạch.
Tránh ăn thức ăn cay nóng. Thức ăn cay có thể gây ra axit dạ dày di chuyển vào cổ họng hoặc thực quản, gây ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày (GERD).
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau trong chế độ ăn uống của bạn. Những loại thực phẩm này chứa các vitamin A, E và C, và giúp giữ cho các màng nhầy có cổ họng khỏe mạnh.
Rửa tay thường xuyên, và tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh.
Khi bị viêm thanh quản cấp tính cần điều trị triệt để, tránh bị chuyển nặng thành viêm thanh quản mãn tính
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản được chẩn đoán bằng cách kết hợp hỏi bệnh và khám lâm sàng.
Phần lớn các trường hợp viêm thanh quản không cần xét nghiệm để xác định chẩn đoán. Ở những bệnh nhân viêm thanh quản mãn tính cần làm các xét nghiệm:
Xét nghiệm máu
Chụp X quang
Các xét nghiệm chẩn đoán khác: Tùy thuộc vào triệu chứng và những lo ngại tiềm ẩn liên quan đến chứng khàn tiếng mà bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm khác như nội soi thanh quản. Nội soi sẽ phát hiện mức độ viêm của các nếp gấp thanh quản. Từ đó bác sĩ sẽ có kết luận chính xác bệnh ở giai đoạn nào và đưa ra phác đồ điều trị viêm thanh quản phù hợp.
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm thanh quản mãn tính
Các phương pháp điều trị viêm thanh quản mãn tính:
Hạn chế sử dụng giọng khi điều trị bệnh
Điều trị tại chỗ: các thuốc giảm viêm, giảm phù nề như: corticoid, men tiêu viêm...
Điều trị toàn thân: bằng thuốc giảm viêm, giảm phù nề như corticosteroid, men tiêu viêm...
Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác
Liệu pháp luyện giọng
Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh.
Một số biện pháp tại nhà hỗ trợ chữa trị viêm thanh quản:
Uống nhiều nước, tránh uống rượu bia và cà phê.
Sử dụng máy tạo độ ẩm và ống xịt tinh dầu bạc hà.
Súc miệng với muối ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng nề
Hạn chế hút thuốc lá
Tránh các môi trường khô ráo, khói thuốc hoặc bụi bặm.