Cả xóm rủ nhau trồng loại cây chỉ bán lá mà phất lên, thoát nghèoTuy không còn được sử dụng phổ biến như xưa nhưng lá trầu vẫn giúp bà con ở huyện Vị Thủy, Hậu Giang vươn lên thoát nghèo. So với trồng lúa, trồng trầu có thu nhập ổn định, giá thấp vẫn không bị lỗ.
Trồng loại cây "tiến vua", nông dân mỏi tay hái lá đếm tiền dịp TếtMặc dù cây trầu cho thu hoạch quanh năm, song những ngày cuối năm lượng tiêu thụ tăng đột biến khiến người trồng loại cây này hết sức phấn khởi.
01:46Lá trầu không đắt hàng sau Tết nguyên đánHoạt động cúng lễ đền chùa đầu năm mới kéo theo nhu cầu về lá trầu không tăng cao. Sau Tết nguyên đán, người trồng trầu tại Nghệ An hái lá không kịp bán.
Trầu không "tiến vua" đắt như tôm tươi, người trồng "hái lá đếm tiền"Những ngày giáp Tết, trầu không "tiến vua" ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) giá cao ngất ngưởng, người dân hối hả thu hoạch kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Cả làng ấm no nhờ trồng lá trầu để... xuất ngoạiĐể phục vụ thói quen ăn trầu của bà nội, bà ngoại, nhiều gia đình nông thôn ở Việt Nam trồng trầu, ít mang đi bán. Thế nhưng những năm gần đây, người dân Hậu Giang còn trồng trầu để xuất ngoại.
Cả dòng họ "hái ra tiền" nhờ trồng trầu không tiến vuaBằng bí kíp gìn giữ qua hàng trăm năm, các gia đình thuộc dòng họ Phạm Công ở thôn Văn Sơn xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã “sống khỏe” bằng nghề trồng cây trầu không “tiến vua”.
Làm giàu với loại cây bán vài nghìn đồng/lá, ra Tết là thời điểm "hốt bạc"Hoạt động cúng lễ, đi đền chùa đầu năm mới kéo theo nhu cầu sử dụng trầu cau tăng cao. Sau Tết Nguyên đán, người trồng trầu tại Nghệ An hái lá không kịp để bán.
Lạ lùng thương lái săn lùng mua lá trầu khôngThời gian qua, tại một số xã thuộc huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) người dân đổ xô lên rừng hái lá trầu để bán. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do thương lái thu mua với giá 45.000 nghìn đồng/kg, gấp 10 lần so với trước đây.
Giàn trầu của mẹGiàn trầu bên hiên nhà do mẹ tôi trồng luôn tươi xanh mơn mởn, lá to, mập mạp và thật mát mắt. Mẹ chú ý chăm sóc vô cùng cẩn thận. Mỗi ngày mẹ tưới nước và ngắm nó với niềm hạnh phúc long lanh.
Chợ phiên Yên đậm hồn quê ngay giữa lòng Hà NộiMột phiên chợ mộc mạc đậm hồn "quê" họp ngay trong lòng Hà Nội, là nét riêng hiếm có, khó có thể tìm thấy được ở các quận nội thành.
Thừa Thiên - Huế: Nhộn nhịp nghề leo cây cau hái trái bán ngày TếtNhững ngày đầu năm mới Tân Sửu 2021, nghề hái cau bán lấy lộc đầu năm rất nhộn nhịp tại các vùng làng quê xứ Huế.
02:57Trồng trầu không xuất khẩu ra nước ngoàiLâu nay, cây trầu không vẫn được tính là cây trồng truyền thống của nông dân xã Nghi Ân (TP Vinh, Nghệ An). Tuy nhiên việc trồng, phát triển loại cây trồng này vẫn chỉ ở dạng tự phát manh mún. Gần đây, lá trầu không Nghi Ân đã được thu mua để xuất khâu ra nước ngoài, mở ra một hướng đi mới cho loại cây vốn được mệnh danh là “đếm lá lấy tiền”. “Lá bán theo cân, mỗi cân 7.000 đồng. Nhà tôi mỗi tháng thu hoạch 2 đợt cho thương lái, mỗi đợt 2 tạ, vị chi cũng được 13-14 triệu đồng. Lá nào không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì bán trầu ăn. Họ nói là xuất khẩu sang Đài Loan thì chúng tôi cũng chỉ biết thế thôi. Cái quan trọng là lá trầu không có giá hơn và đầu ra cũng ổn định hơn trước”, ông Nguyễn Hồng Thái (xóm 5, xã Nghi Ân) cho hay. Do không đáp ứng đủ nhu cầu nên vợ chồng ông Thái phải gom lá từ các hộ trồng trầu trong xóm. Ngoài tiền lá, mỗi đợt thương lái thu mua, vợ chồng ông còn được trả thêm 300 nghìn đồng/ngày công hái lá. Chỉ tính từ thời điểm trầu không xuất ngoại tới nay (tháng 8 âm lịch), mỗi tháng, vợ chồng lão nông này cũng thu nhập từ 30-40 triệu đồng.