1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Cao Bằng:

Công bố Văn bằng chỉ dẫn địa lý hạt dẻ Trùng Khánh

(Dân trí) - Hạt dẻ Trùng Khánh vừa trở thành sản phẩm thứ 23 trong cả nước được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, do Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ xác nhận, góp phần nâng cao thương hiệu của loại đặc sản tỉnh Cao Bằng này.

Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ KHCN vừa công bố chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” cho sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng.

Hạt dẻ Trùng Khánh (tiếng Tày - Nùng còn gọi là Mác Lịch) là một trong những sản vật “nức tiếng “của tỉnh Cao Bằng, đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh khác hẳn hoàn toàn với các loại hạt dẻ có xuất xứ từ Trung Quốc, Lạng Sơn, hay thậm chí là hạt dẻ được trồng tại các huyện xung quanh.

Hạt dẻ Trùng Khánh vừa trở thành sản phẩm thứ 23 trong cả nước được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa.
Hạt dẻ Trùng Khánh vừa trở thành sản phẩm thứ 23 trong cả nước được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa.

Hạt dẻ Trùng Khánh to đều (gấp 5 - 6 lần hạt dẻ rừng), có hình dáng hơi tròn (kích thước ba chiều gần bằng nhau); vỏ hạt màu nâu sẫm, rất bóng, trên vỏ có lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, nhân hạt có màu vàng tơ, vị bùi, thơm ngậy. Chất lượng cũng là tiêu chí để phân biệt với các loại hạt dẻ từ nơi khác, trong đó: Hàm lượng nước trong nhân hạt dẻ từ 48,72% - 52,89%; hàm lượng gluxit trong nhân từ 36,63% - 43,41%; hàm lượng glucoza khoảng từ 0,73% - 1,41%; hàm lượng lipit từ 1,51% - 2,16%; còn hàm lượng protein là 3,09% - 3,94%.

Ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho rằng: Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý hạt dẻ Trùng Khánh có ý nghĩa rất đặc biệt đối với bà con huyện Trùng Khánh, góp phần nâng cao được giá trị của sản phẩm hạt dẻ, nâng cao thu nhập của người dân.

Ngoài ra, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý còn nâng cao đời sống văn hóa, kết hợp giá trị tinh thần và giá trị văn hóa, có thể biến nơi đây thành những điểm du lịch để du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, một mặt vừa lưu giữ được bản sắc truyền thống của bà con vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Hạt dẻ Trùng Khánh vừa trở thành sản phẩm thứ 23 trong cả nước được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa.
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng Chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” sản phẩm hạt dẻ huyện Trùng Khánh cho UBND huyện Trùng Khánh.

Như vậy, hạt dẻ Trùng Khánh là sản phẩm thứ 23 trong cảc được xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, văn bằng chỉ dẫn địa lý “Trùng Khánh” cho sản phẩm hạt dẻ huyện Trùng Khánh là một thuận lợi lớn cho quá trình phát triển cây dẻ của Cao Bằng trong thời gian tới cũng như nâng cao thương hiệu của hạt dẻ trên thị trường.

Hiện nay toàn huyện Trùng Khánh có 300 ha cây dẻ đang cho quả, tập trung chủ yếu ở các xã Đình Minh, Phong Châu, Chí Viễn, Khâm Thành. Tuy nhiên huyện Trùng Khánh vẫn còn nhiều diện tích dất trống, đồi núi trọc nhưng chưa đưc người dân tận dụng trồng cây dẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại "thủ phủ" hạt dẻ Trùng Khánh mà PV Dân trí ghi nhận:

H
H
H
H
H
H
Hạt dẻ Trùng Khánh vào mùa tấp nập người bán mua.
 
Quốc Cường - Xuân Thái