Tinh thần của Toshiya Miura ở đội tuyển Việt Nam
(Dân trí) - Đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) dưới thời HLV Miura có thể chưa phải là đội tuyển mạnh nhất mà chúng ta từng biết, nhưng quan sát các buổi tập gần đây của đội, không khó để nhận ra rằng đấy là một đội bóng đang mang một tinh thần khác hẳn.
Từ sai lầm của HLV Hoàng Văn Phúc
Cái sai lớn nhất khi HLV Hoàng Văn Phúc còn nắm đội tuyển 1 năm trước chưa hẳn nằm ở vấn đề chuyên môn, mà nằm ở chỗ ông Phúc nói riêng và VFF nói chung thời điểm đó đánh giá sai một số giải đấu.
Ví như vòng loại Asian Cup 2015, ĐTVN thời ông Phúc có sự lơ là nhất định đối với sân chơi này, bằng chứng là ông Phúc thời đó bỏ đội tuyển quốc gia, chuyển sang nắm đội tuyển U23 chuẩn bị cho SEA Games. Kết quả là ĐTVN khi đó chứng kiến kỷ lục đáng xấu hổ: Thua 5 trận liên tục ở vòng loại giải đấu này.
Với HLV Miura, có thể mọi chuyện sẽ khác, với vị HLV người Nhật, không có sân chơi nào là sân chơi phụ. HLV Miura được mời đến Việt Nam trước tiên và quan trọng nhất là dẫn dắt ĐTQG, nhưng ngay cả với mục tiêu kèm theo là Asiad 2014 với đội tuyển Olympic, ông vẫn dành sự tập trung cao độ.
Vị HLV người Nhật cho biết mục tiêu của ông khi nắm đội tuyển Olympic là giúp đội này chơi tốt, thậm chí tính đến khả năng tạo nên bất ngờ ở Asiad 17 sắp diễn ra. Nó khác xa với những toan tính sân chơi chính – sân chơi phụ mà người ta vẫn đâu đó bắt gặp nơi những người làm bóng đá Việt Nam.
Cái tinh thần đấy dường như người ta đã thấy thời HLV Calisto - ở giai đoạn thành công nhất của bóng đá Việt Nam trong khoảng 20 năm qua.
Ông Miura đang thổi một tư tưởng mới vào các cầu thủ dưới quyền. Đặt trường hợp, nếu những tuyển thủ Olympic chơi tốt tại Asiad 17 trên đất Hàn Quốc, họ sẽ mở ra cơ hội bước lên ĐTQG cho chính họ.
Nếu HLV Miura không coi trọng chiến dịch Asiad, có lẽ ông đã không bắt các học trò của mình tập căng đến thế, kết quả là có 4 tuyển thủ không chịu nổi cường độ mà vị HLV người Nhật bắt họ thực hiện.
Một sự chuẩn bị nghiêm túc ngay từ lúc bắt đầu, cho một mục tiêu nghiêm túc. Ông thầy người Nhật đang thay đổi dần thái độ ở đội tuyển.
Rộng cửa cho tất cả
Một sai lầm khác của HLV Hoàng Văn Phúc nằm ở chỗ ông Phúc đóng khung đội tuyển quá sớm. Để chuẩn bị cho SEA Games 27 năm 2013, ông Phúc thậm chí đã có gần 2 năm để tuyển chọn nhân sự.
Toàn đội đang tỏ ra khá quyết tâm - Ảnh: Gia Hưng
Nhưng tiếc là trong 2 năm ấy, HLV Hoàng Văn Phúc chỉ quanh quẩn với một số cái tên cùng cái bộ khung đã được ông vạch sẵn. Ít có thay đổi, cũng hầu như không có sự cạnh tranh, đội bóng của HLV Hoàng Văn Phúc trở nên xáo mòn trong lối chơi lẫn con người.
HLV Miura xem ra khác hẳn. Công việc mới nhất của vị HLV người Nhật ngay sau khi đội tuyển quốc gia tập trung là bổ sung thêm 2 người là Phi Sơn và Huy Hùng.
Trước đó, HLV Miura thực hiện công việc mà những người tiền nhiệm của ông rất ít khi thực hiện, đó là gọi lên tuyển những cầu thủ gần như vô danh: Mấy ai từng nghĩ cỡ Công Vinh hay Anh Đức phải cạnh tranh với tiền đạo đang chơi cho một đội bóng chiếu dưới thuộc V-League là Hải Anh?
Rồi mấy ai từng hình dung rằng Minh Tâm hay Huy Toàn là ai trước khi HLV Miura xuất hiện, đe dọa chỗ đứng trong đội tuyển với các công thần từng nổi danh trước đó?
Đấy là sự cạnh tranh, là động lực để cho mọi cầu thủ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đấy cũng là tinh thần và là tính chất của một đội tuyển giống như Calisto từng xây dựng vài năm trước.
Calisto từng đưa những Tài Em, Minh Phương, Trường Giang từ chốn vô danh lên đỉnh cao, biến Xuân Thành, Phương Nam từ chỗ ngỡ đã hết đất dụng võ tỏa sáng ở AFF Cup 2002, xây dựng một đội tuyển Việt Nam rệu rã trước đó thành một đội mạnh. Bây giờ, người ta hy vọng vào điều tương tự, một tinh thần tương tự từ Miura.
Cái sai lớn nhất khi HLV Hoàng Văn Phúc còn nắm đội tuyển 1 năm trước chưa hẳn nằm ở vấn đề chuyên môn, mà nằm ở chỗ ông Phúc nói riêng và VFF nói chung thời điểm đó đánh giá sai một số giải đấu.
Ví như vòng loại Asian Cup 2015, ĐTVN thời ông Phúc có sự lơ là nhất định đối với sân chơi này, bằng chứng là ông Phúc thời đó bỏ đội tuyển quốc gia, chuyển sang nắm đội tuyển U23 chuẩn bị cho SEA Games. Kết quả là ĐTVN khi đó chứng kiến kỷ lục đáng xấu hổ: Thua 5 trận liên tục ở vòng loại giải đấu này.
Với HLV Miura, có thể mọi chuyện sẽ khác, với vị HLV người Nhật, không có sân chơi nào là sân chơi phụ. HLV Miura được mời đến Việt Nam trước tiên và quan trọng nhất là dẫn dắt ĐTQG, nhưng ngay cả với mục tiêu kèm theo là Asiad 2014 với đội tuyển Olympic, ông vẫn dành sự tập trung cao độ.
Vị HLV người Nhật cho biết mục tiêu của ông khi nắm đội tuyển Olympic là giúp đội này chơi tốt, thậm chí tính đến khả năng tạo nên bất ngờ ở Asiad 17 sắp diễn ra. Nó khác xa với những toan tính sân chơi chính – sân chơi phụ mà người ta vẫn đâu đó bắt gặp nơi những người làm bóng đá Việt Nam.
ĐTVN đang mang một tình thần khác dưới thời HLV Miura - Ảnh: Gia Hưng
Cái tinh thần đấy dường như người ta đã thấy thời HLV Calisto - ở giai đoạn thành công nhất của bóng đá Việt Nam trong khoảng 20 năm qua.
Ông Miura đang thổi một tư tưởng mới vào các cầu thủ dưới quyền. Đặt trường hợp, nếu những tuyển thủ Olympic chơi tốt tại Asiad 17 trên đất Hàn Quốc, họ sẽ mở ra cơ hội bước lên ĐTQG cho chính họ.
Nếu HLV Miura không coi trọng chiến dịch Asiad, có lẽ ông đã không bắt các học trò của mình tập căng đến thế, kết quả là có 4 tuyển thủ không chịu nổi cường độ mà vị HLV người Nhật bắt họ thực hiện.
Một sự chuẩn bị nghiêm túc ngay từ lúc bắt đầu, cho một mục tiêu nghiêm túc. Ông thầy người Nhật đang thay đổi dần thái độ ở đội tuyển.
Rộng cửa cho tất cả
Một sai lầm khác của HLV Hoàng Văn Phúc nằm ở chỗ ông Phúc đóng khung đội tuyển quá sớm. Để chuẩn bị cho SEA Games 27 năm 2013, ông Phúc thậm chí đã có gần 2 năm để tuyển chọn nhân sự.
Toàn đội đang tỏ ra khá quyết tâm - Ảnh: Gia Hưng
Nhưng tiếc là trong 2 năm ấy, HLV Hoàng Văn Phúc chỉ quanh quẩn với một số cái tên cùng cái bộ khung đã được ông vạch sẵn. Ít có thay đổi, cũng hầu như không có sự cạnh tranh, đội bóng của HLV Hoàng Văn Phúc trở nên xáo mòn trong lối chơi lẫn con người.
HLV Miura xem ra khác hẳn. Công việc mới nhất của vị HLV người Nhật ngay sau khi đội tuyển quốc gia tập trung là bổ sung thêm 2 người là Phi Sơn và Huy Hùng.
Trước đó, HLV Miura thực hiện công việc mà những người tiền nhiệm của ông rất ít khi thực hiện, đó là gọi lên tuyển những cầu thủ gần như vô danh: Mấy ai từng nghĩ cỡ Công Vinh hay Anh Đức phải cạnh tranh với tiền đạo đang chơi cho một đội bóng chiếu dưới thuộc V-League là Hải Anh?
Rồi mấy ai từng hình dung rằng Minh Tâm hay Huy Toàn là ai trước khi HLV Miura xuất hiện, đe dọa chỗ đứng trong đội tuyển với các công thần từng nổi danh trước đó?
Đấy là sự cạnh tranh, là động lực để cho mọi cầu thủ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đấy cũng là tinh thần và là tính chất của một đội tuyển giống như Calisto từng xây dựng vài năm trước.
Calisto từng đưa những Tài Em, Minh Phương, Trường Giang từ chốn vô danh lên đỉnh cao, biến Xuân Thành, Phương Nam từ chỗ ngỡ đã hết đất dụng võ tỏa sáng ở AFF Cup 2002, xây dựng một đội tuyển Việt Nam rệu rã trước đó thành một đội mạnh. Bây giờ, người ta hy vọng vào điều tương tự, một tinh thần tương tự từ Miura.
ĐTVN đá giao hữu với Hong Kong
Theo kế hoạch, đoàn quân của HLV Miura sẽ đá giao hữu với Hong Kong vào ngày 6/9 ở sân Lạch Tray (Hải Phòng). Trước đó, VFF từng liên hệ với CHDCND Triều Tiên để đá giao hữu, nhưng giờ chót phía bạn không sắp xếp được thời gian tập trung đội tuyển.
Kim Điền