Thể thao Việt Nam thành công hay thất bại tại Asiad?
(Dân trí) - Với chỉ 1 HCV, thể thao Việt Nam xem như không hoàn thành chỉ tiêu huy chương ở Asiad. Nhưng chuyện thành công hay thất bại luôn chỉ ở mức tương đối, tùy thuộc vào người ta nhìn vấn đề dưới góc độ nào?<br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/the-thao-viet-nam-ket-thuc-asiad-voi-chi-1-hcv-951447.htm'><b> >> Thể thao Việt Nam kết thúc Asiad với chỉ 1 HCV</b></a>
Thất bại về số lượng HCV…
Như đã nói ở trên, với chỉ 1 HCV (cùng 10 HCB và 25 HCĐ), đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) xem như không hoàn thành chỉ tiêu tại Asiad 17 (chỉ tiêu đặt ra trước ngày lên đường là giành 2 HCV trở lên).
Riêng tấm HCV wushu của Thúy Vy cũng hết sức bất ngờ với đoàn TTVN, bởi thực tế là trước khi đến Hàn Quốc, chúng ta không dám mong có vàng wushu. Nguyên nhân đơn giản là wushu Trung Quốc quá mạnh, mạnh hơn hẳn phần còn lại của thế giới.
Thường thì Trung Quốc chỉ “nhả” bớt huy chương ở các giải vô địch đơn môn, thậm chí là giải vô địch thế giới. Còn riêng ở Asiad, wushu Trung Quốc luôn cử đoàn VĐV tốt nhất, quyết tâm nhất để gom HCV. Đấy cũng chính là lý do mà với VĐV các nước, trong đó có TTVN, đoạt HCV wushu thế giới đôi khi dễ hơn nhiều so với giành HCV Asiad.
Wushu không mơ vàng như có vàng, trong khi bắn súng đặt chỉ tiêu vàng nhưng mất vàng. Bắn súng cũng là thất bại đáng nói nhất của đoàn TTVN trên đất Hàn Quốc. Hoàng Xuân Vinh run tay đến mức mất hút ở Asiad lần này, trong khi Nguyễn Hoàng Phương đã đứng sát ngôi vô địch lại… bắn trượt ở viên đạn cuối cùng.
Thất bại của bắn súng là thất bại của bản lĩnh, cũng phần nào phản ánh yếu kém của các VĐV Việt Nam nói chung: Dễ bị “ngợp” ở các đấu trường lớn vì thiếu cọ xát quốc tế, bỡ ngỡ khi đứng trước cơ sở vật chất hoành tráng của các đại hội thể thao quy mô lớn.
Đấy còn là thất bại của các môn võ – những môn vốn là “mỏ vàng” của TTVN tại các kỳ SEA Games, nhưng ra đến Asiad thì làng võ thuật châu Á cho chúng ta thấy chúng ta chưa là gì đối với họ. “Độc cô cầu bại” ở SEA Games Văn Ngọc Tú trong môn Judo thua chóng vánh Mungkhbat (Mông Cổ) càng cho thấy khoảng cách lớn giữa võ thuật Việt Nam với tầm châu Á.
… Nhưng thành công trong các môn cơ bản
Ngoại trừ bắn súng, điều an ủi cho đoàn TTVN tại Asiad là chúng ta tương đối thành công ở các môn cơ bản, thuộc hệ thống thi đấu của Olympic. Ta thành công ở chỗ, thành tích của VĐV Việt Nam trong các môn này ngày càng xích gần lại trình độ châu lục.
Trong môn bơi, Ánh Viên giành 2 HCĐ. Theo HLV của Ánh Viên, nếu như cô bơi với thành tích tốt nhất như khi tập luyện ở nội dung 200m ngửa nữ, cô thậm chí còn có thể đoạt HCV.
Ở môn cử tạ, Thạch Kim Tuấn phá kỷ lục Asiad. Chính vì vậy, không ai trách Thạch Kim Tuấn khi anh hụt HCV, bởi rủi cho Kim Tuấn là anh đụng phải đối thủ quá mạnh, lại đang ở trong giai đoạn đỉnh cao phong độ.
Phan Thị Hà Thanh cũng không làm người hâm mộ thất vọng khi giành HCĐ nội dung nhảy chống nữ, trong môn thể dục dụng cụ.
Ở môn điền kinh, “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương thất bại, nhưng đấy là thất bại được báo trước. Bù lại, chúng ta có 2 HCB của Quách Thị Lan và Bùi Thị Thu Thảo. Riêng Quách Thị Lan chỉ thua 1 VĐV gốc… châu Phi, khi cô gái đoạt HCV là người Nigeria được nhập tịch Bahrain và tranh đua với các VĐV gốc Á ở Asiad.
Đấy đều là những tấm huy chương đáng khích lệ của TTVN, cho thấy chúng ta chưa đến nỗi đi lệch quá xa khỏi xu thế phát triển chung của thể thao thế giới, trong việc hướng đến Olympic.
So về số lượng HCV, đúng là đoàn TTVN kém so với một số kỳ đại hội trước đây. Nhưng cần khách quan mà nhìn nhận, ở các kỳ Asiad trước, TTVN cũng chỉ đoạt HCV ở một số môn đặc thù như Billiards, thể hình…
Dù vậy, những môn dạng trên cũng không bền, bằng chứng là các môn ấy không phải lúc nào cũng xuất hiện trong chương trình thi đấu. Muốn bền và muốn ổn định về mặt thành tích, dứt khoát phải phát triển các môn cơ bản, nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic.
Nhìn dưới góc độ đó, TTVN không đến nỗi thất bại, nếu không muốn nói là thành công khi chúng ta đang hướng bơi lội, điền kinh, cử tạ, TDDC đi lên theo xu thế chung của sự phát triển thể thao toàn cầu.
Như đã nói ở trên, với chỉ 1 HCV (cùng 10 HCB và 25 HCĐ), đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) xem như không hoàn thành chỉ tiêu tại Asiad 17 (chỉ tiêu đặt ra trước ngày lên đường là giành 2 HCV trở lên).
Riêng tấm HCV wushu của Thúy Vy cũng hết sức bất ngờ với đoàn TTVN, bởi thực tế là trước khi đến Hàn Quốc, chúng ta không dám mong có vàng wushu. Nguyên nhân đơn giản là wushu Trung Quốc quá mạnh, mạnh hơn hẳn phần còn lại của thế giới.
Thường thì Trung Quốc chỉ “nhả” bớt huy chương ở các giải vô địch đơn môn, thậm chí là giải vô địch thế giới. Còn riêng ở Asiad, wushu Trung Quốc luôn cử đoàn VĐV tốt nhất, quyết tâm nhất để gom HCV. Đấy cũng chính là lý do mà với VĐV các nước, trong đó có TTVN, đoạt HCV wushu thế giới đôi khi dễ hơn nhiều so với giành HCV Asiad.
Những tấm huy chương ở các môn cơ bản như của Ánh Viên phần nào gỡ gạc cho thất bại về số lượng HCV ít ỏi của TTVN tại Asiad 17
Wushu không mơ vàng như có vàng, trong khi bắn súng đặt chỉ tiêu vàng nhưng mất vàng. Bắn súng cũng là thất bại đáng nói nhất của đoàn TTVN trên đất Hàn Quốc. Hoàng Xuân Vinh run tay đến mức mất hút ở Asiad lần này, trong khi Nguyễn Hoàng Phương đã đứng sát ngôi vô địch lại… bắn trượt ở viên đạn cuối cùng.
Thất bại của bắn súng là thất bại của bản lĩnh, cũng phần nào phản ánh yếu kém của các VĐV Việt Nam nói chung: Dễ bị “ngợp” ở các đấu trường lớn vì thiếu cọ xát quốc tế, bỡ ngỡ khi đứng trước cơ sở vật chất hoành tráng của các đại hội thể thao quy mô lớn.
Đấy còn là thất bại của các môn võ – những môn vốn là “mỏ vàng” của TTVN tại các kỳ SEA Games, nhưng ra đến Asiad thì làng võ thuật châu Á cho chúng ta thấy chúng ta chưa là gì đối với họ. “Độc cô cầu bại” ở SEA Games Văn Ngọc Tú trong môn Judo thua chóng vánh Mungkhbat (Mông Cổ) càng cho thấy khoảng cách lớn giữa võ thuật Việt Nam với tầm châu Á.
… Nhưng thành công trong các môn cơ bản
Ngoại trừ bắn súng, điều an ủi cho đoàn TTVN tại Asiad là chúng ta tương đối thành công ở các môn cơ bản, thuộc hệ thống thi đấu của Olympic. Ta thành công ở chỗ, thành tích của VĐV Việt Nam trong các môn này ngày càng xích gần lại trình độ châu lục.
Trong môn bơi, Ánh Viên giành 2 HCĐ. Theo HLV của Ánh Viên, nếu như cô bơi với thành tích tốt nhất như khi tập luyện ở nội dung 200m ngửa nữ, cô thậm chí còn có thể đoạt HCV.
Ở môn cử tạ, Thạch Kim Tuấn phá kỷ lục Asiad. Chính vì vậy, không ai trách Thạch Kim Tuấn khi anh hụt HCV, bởi rủi cho Kim Tuấn là anh đụng phải đối thủ quá mạnh, lại đang ở trong giai đoạn đỉnh cao phong độ.
Phan Thị Hà Thanh cũng không làm người hâm mộ thất vọng khi giành HCĐ nội dung nhảy chống nữ, trong môn thể dục dụng cụ.
Ở môn điền kinh, “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương thất bại, nhưng đấy là thất bại được báo trước. Bù lại, chúng ta có 2 HCB của Quách Thị Lan và Bùi Thị Thu Thảo. Riêng Quách Thị Lan chỉ thua 1 VĐV gốc… châu Phi, khi cô gái đoạt HCV là người Nigeria được nhập tịch Bahrain và tranh đua với các VĐV gốc Á ở Asiad.
Đấy đều là những tấm huy chương đáng khích lệ của TTVN, cho thấy chúng ta chưa đến nỗi đi lệch quá xa khỏi xu thế phát triển chung của thể thao thế giới, trong việc hướng đến Olympic.
So về số lượng HCV, đúng là đoàn TTVN kém so với một số kỳ đại hội trước đây. Nhưng cần khách quan mà nhìn nhận, ở các kỳ Asiad trước, TTVN cũng chỉ đoạt HCV ở một số môn đặc thù như Billiards, thể hình…
Dù vậy, những môn dạng trên cũng không bền, bằng chứng là các môn ấy không phải lúc nào cũng xuất hiện trong chương trình thi đấu. Muốn bền và muốn ổn định về mặt thành tích, dứt khoát phải phát triển các môn cơ bản, nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic.
Nhìn dưới góc độ đó, TTVN không đến nỗi thất bại, nếu không muốn nói là thành công khi chúng ta đang hướng bơi lội, điền kinh, cử tạ, TDDC đi lên theo xu thế chung của sự phát triển thể thao toàn cầu.
Trọng Vũ