Sự thất vọng cùng cực với bóng đá Việt Nam

(Dân trí) - Thất bại liên tiếp và xảy ra nhiều rối loạn trong giải quốc nội của nền bóng đá Việt Nam sau khi đi lên chuyên nghiệp đã làm cho không ít người hâm mộ quay chán nản và quay lưng lại với bóng đá nước nhà.

V-League liệu có hấp dẫn được người hâm mộ như trước ? - Ảnh: Thục Linh
V-League liệu có hấp dẫn được người hâm mộ như trước ? - Ảnh: Thục Linh
 
Một loạt sự kiện của bóng đá trong nước đã xảy ra đúng vào thời điểm nền kinh tế khó khăn như hiện nay, khi mà giá trị chuyển nhượng của nhiều cầu thủ được nâng lên với mức giá “trên trời”, hàng loạt các ông bầu bỏ bóng đá vì nhiều lý do mà chỉ có họ mới biết, rồi những đề xuất mới được đánh giá là “tối kiến” cho giải V-League 2013 đã làm cho rất nhiều người hâm mộ quay lưng lại với nền bóng đá trong nước.

Mấy năm nay tôi đã không xem bóng đá Việt rồi. Thấy là chuyển kênh. Giải tán bóng đá nam đi. - Guess abc123@yahoo.com nhận xét.

Phamhongha phamhongha92@yahoo.com nhận xét: giải bóng đã V-league mất giá là đúng, đá có ai xem đâu, không hiểu cầu thủ lại có lương khủng thế? kể các nhà điều hành VFF, không có nhà tài trợ, nền bóng đá chết hẳn, tôi cũng mừng vì lúc đấy bệnh ngôi sao có lẽ không có chỗ để dung thân, không hiệu quả thì thải, kể cả những ngôi sao, thì nền bóng đá Việt Nam mới đi lên được.

Nguyễn Thị Hồng Quế hongque71106@gmail.com thì nhận xét: Khi V-League chưa lao đao, các ông Bầu còn hoành tráng được, khi các cầu thủ thu nhập cao, giá chuyển nhượng lên đến tận trời, khi mà cầu thủ ra đường chẳng thèm nhì người lao động chúng ta, khi mà xe xịn, nhà xịn.... khi mà nhìn quả Dưa hấu cầu thủ lại bảo là quả Nho làng ta .... thì những người lao động như chúng tôi ai dám bảo gì? Nhiều cái thật vô lý!

LEKIMAY lekimay@yahoo.com.vn Có gì mà phải buồn, làm bóng đá kiểu VFF thì trước sau cũng đến ngày này mà thôi. Chẳng qua vì tình yêu bóng đá của người VN, có vài trận đội tuyển đá được vì mầu cờ sắc áo mà người ta quên đi những trận kịch sĩ trên sân cỏ mà thôi. Các đội bây giờ làm gì còn mầu cờ sắc áo nữa. Thua, xuống hạng người ta mua đội khác, đổi tên thế là xong còn đâu lịch sử và mầu cờ nữa và tình yêu cho mầu áo mà các cầu thủ khoác lên chỉ là những đồng đô la mà họ kiếm được trong thời gian ngắn ngủi mà họ khoác lên. Những mầu cờ săc áo một thời như Thể công, CAHN, Cảng HP, Cảng SG... thì VFF với cơ chế hiện đại đã xóa tan rồi còn đâu. Bây giờ chính là thời điểm để bóng đá Việt Nam làm lại từ đầu, đừng có tiếc hay băn khoăn gì chỉ có như vậy mới mong bóng đá Việt Nam xứng ngang tầm tình yêu bóng đá của người hâm mộ VIỆT NAM.

Độc giả Trần Quốc Dũng tranquocdung72@yahoo.com thì cho rằng: Hay chúng ta học cách làm bóng đá của Thái Lan đi mấy bác VFF ơi.....họ đâu cần giải nhà nghề bóng đá chuyên nghiệp như ta đâu, mỗi khi có các giải quốc tế hay các giải trong khu vực họ lại tập trung về với nhau luyện tập một thời gian vậy mà họ luôn là đội số một Đông Nam Á, còn ta thì cứ chạy đuổi theo hoài mà không bắt kịp họ...khổ thế mấy bác VFF ơi...

Nguyên Trung Thành sunriver07@yahoo.com Bóng đá VN đang đi xuống. Đó cũng là cái giá phải trả. Người hâm mộ bị lừa quá nhiêu rồi, mất hết lòng tin rồi, không còn ai muốn đến sân xem nữa.

Nền bóng đá của chúng ta thụt lùi như hiện nay một phần cũng là do cách điều hành và quản lý bóng đá của VFF mà bất cứ ai cũng có thể nhìn ra sự yếu kém đó, phải chăng do họ không phải là những người xuất thân từ nghề bóng đá, có chuyên môn bóng đá hay do họ vẫn phải phụ thuộc vào ông bầu…

Như độc giả phạm duy Thịnh duythinh.dhkt@gmail.com nhận xét: Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, trung thực về bóng đá Việt Nam hiện nay như thế nào, và so với bạn bè khu vực như thế nào. Một nền bóng đá phát triển thì phải có một liên đoàn với ban lãnh đạo tốt, có tâm huyết và chiến lược phát triển đột phá rõ rệt. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn bóng đá Thái Lan mà suy ngẫm. Và xa hơn nữa là hãy nhìn Bóng đá nước Nhật, Hàn Quốc và câu lạc bộ Barcelona. Khi có cái nhìn đúng đắn thì mới xây dựng chiến lược phát triển và học phong cách lối chơi giống như họ được. Có như vậy thì tương lai bóng đá Việt Nam mới đột phá, cách xa các đối thủ trong khu vực được. Mục đích tôi muốn nói vẫn là chiến lược phát triển phải mạnh mẽ.

Độc giả Đặng Văn Hải danghai3646@yahoo.com.vn góp ý: Ý kiến của HLV Hữu Thắng rất đáng để các nhà chức trách xem xét. Tôi xin mạn dạn góp ý thêm : 1/ Lãnh đạo VFF cần thay đổi về nhân sự, chon những người mới, tư duy mới để theo kịp sự thay đổi của "thời cuộc" trong lĩnh vực bóng đá khu vực và châu lục. 2/ Phải có quyết sách ngay về tổ chức các câu lạc bộ chuyên nghiệp và quy định về sử dụng cầu thủ; cụ thể : - Các câu lạc bộ phải có tuyến trẻ được đào tạo tại câu lạc bộ của mình. Các độ trẻ này cũng được tổ chức giải đấu theo đội "đàn anh" của mỗi mùa bóng. - Tại các câu lạc bộ hạng chuyên nghiệp (ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì) hạn chế việc cầu thủ ngoại thi đấu ( không quá 3 cầu thủ một trận, mỗi tuyến không quá một cầu thủ). Mục đích tạo điều kiện để cầu thủ nội có điều kiện tham gia thi đấu. - Không được để tình trạng "chỉ mua một mình đội chuyên nghiệp và đổi tên tùy thích". Đã "mua", phải mua cả tuyến trẻ"; chỉ đổi tên khi nào được liên đoàn chấp thuận vì có lí do "bất khả kháng". Việc có tuyến tré cho mỗi câu lạc bộ, nếu áp dụng ngay từng câu lạc bộ có thể gặp khó khăn về ngân sách cho từng câu lạc bộ, VFF có thể làm "trung gian" hoặc các câu lạc bộ "cổ phần" xây dựng chung tuyến trẻ để đào tạo...( có quy chế rõ ràng về cung cách sử dung cầu thủ trẻ sau khi trưởng thành...) Nếu có một số điểm quy định như trên được xem xét, thì tôi tin, bóng đá nước nhà sẽ được khởi sắc hơn. Lúc đó HLV Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đưc, Nguyễn Hữu Thắng đều có thể đảm nhận được vai trò HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Con như hiện tại, dù là ông calisto ( Bồ Đào Nha) có quay lại, thiết nghĩ, thì cũng chỉ thu được kết quả như HLV Phan Thanh Hùng ở A FF vừa qua mà thôi.

Nền bóng đá của chúng ta ngày càng đi xuống, đó là cái giá phải trả khi mà những người làm bóng đá còn yếu kém, chưa thực sự vì bóng đá, nhiều cầu thủ mắc bệnh “ngôi sao”, ham chơi hơn ham cống hiến, nếu cứ tiếp tục như vậy chắc chắn những trận bóng không còn hấp dẫn kịch tính như trước thì chuyện tất cả người hâm mộ quay lưng lại với môn bóng đá là điều tất yếu sẽ xảy ra.

 Anh Đức (tổng hợp)