Chung một niềm tiếc thương huyền thoại Tam Lang
(Dân trí) - Khi đã nằm xuống rồi, sức ảnh hưởng của huyền thoại Phạm Huỳnh Tam Lang vẫn lớn khủng khiếp. Bạn bè, đồng nghiệp, học trò và cả người đã đi qua đời ông đều bần thần khi nghe ông mất. Họ muốn nói nhiều lắm, nhưng giọng họ cứ như nghẹn lại…
Người học trò ruột của ông, cựu thủ môn đội tuyển quốc gia Nguyễn Hồng Phẩm trần tình đầy xúc động: “Xác ở Gia Lai, hồn ở cạnh thầy! Đau buồn chia sẻ, cảm nhận những đau đớn về sức khỏe, về tinh thần trong những ngày gần đây”.
“Có những niềm đau, nỗi buồn khiến chúng ta chết lặng. Thầy hãy yên giấc ngàn thu. Hãy thanh thản về những gì mà thầy đã đem đến cho đời, cho người, cho con…Vĩnh biệt thầy Phạm Huỳnh Tam Lang” - vẫn là lời Nguyễn Hồng Phẩm.
Lúc sinh thời, cùng với Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm là học trò cưng nhất của ông Tam Lang. Trong những năm tháng mà ông yếu nhất, đi lại khó khăn nhất, Nguyễn Hồng Phẩm chính là người ở gần ông nhất.
Hỏi về Tam Lang, người ta cứ hỏi Phẩm, cần tìm Tam Lang trong những ngày cuối đời của ông, người ta cũng tìm Phẩm, nhờ chở Tam Lang đến chỗ này chỗ kia, cũng cứ việc gọi cho Phẩm là ông Phẩm sang đến tận nhà dìu thầy đi.
Những cơn tai biến quái ác trong những năm gần đây khiến huyền thoại Tam Lang cứ nhớ nhớ quên quên. Thế là chỗ nào và người nào mà thầy quên, Nguyễn Hồng Phẩm lại nhắc cho thầy nhớ.
Đang ở Gia Lai tập trung cùng đội tuyển U19 Việt Nam trong vai trò HLV thủ môn, Nguyễn Hồng Phẩm tâm sự: “Không có thầy, chắc tôi không có ngày hôm nay. Tôi học từ thầy không chỉ là cái nghề đá bóng, mà còn học làm người. Đấy là sự tận tụy, là đạo đức. Thầy dạy tôi không được đá bậy, không được làm bậy, phải đi đường chính đạo và tôi tự hào không làm thầy phải thất vọng”.
“Tôi chỉ mong sắp xếp được công việc để ngày 6/6 kịp về tiễn thầy. Thầy đã ra đi thanh thản. Nhưng thầy nằm xuống rồi mới thấy cái đức độ của thầy lớn lắm! Được sự mến mộ của người trong và ngoài nước” - Nguyễn Hồng Phẩm chia sẻ thêm.
Trong khi đó, người vợ cũ của ông, cũng là người vợ nổi tiếng nhất, nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết bồi hồi: “Dẫu biết đời người ai cũng phải đến lúc phải ra đi vĩnh viễn. Nhưng tôi đón nhận tin anh mất với tâm trạng khó tả và quá đỗi bất ngờ”.
“Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn những người đã giúp đỡ, chia sẻ cùng anh trong suốt thời gian anh bệnh tật cho đến lúc anh nhắm mắt xuôi tay. Vĩnh biệt anh, người có nhân cách sống cao cả. Tôi cho rằng anh không chỉ là cầu thủ lớn mà còn là một nhân cách lớn!” – bà Bạch Tuyết nói thêm.
Đúng như nghệ sĩ Bạch Tuyết nói, ông Tam Lang không chỉ là một tượng đài trong bóng đá, mà sức ảnh hưởng của ông còn vượt xa phạm vi của bóng đá.
Cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, ông Trần Duy Long cho biết: “Tuy tôi với anh Tam Lang đá bóng cùng thời, nhưng do điều kiện thời chúng tôi đất nước còn chia cắt, các phương tiện truyền thông chưa nở rộ như bây giờ, nên thông tin về nhau khá ít”.
“Chỉ đến những năm 1980, khi chuyển vào Nam công tác, tôi mới có dịp làm việc với Tam Lang. Lúc đó, tôi chợt nhận ra rằng những gì mà người ta đồn đại về anh quả không ngoa chút nào. Anh sống mực thước, tận tụy, nhưng cũng rất nghiêm khắc với nghề” – ông Trần Duy Long nói thêm.
“Tôi cho rằng ít có nhân vật có sức ảnh hưởng lớn như anh Tam Lang, không chỉ trong vai một cầu thủ, trong vai trò một người thầy có nhiều học trò giỏi, mà trong tư cách một con người. Tôi biết nhiều anh em ở nước ngoài cũng bồi hồi khi nghe tin anh vĩnh viễn đi xa” - vẫn là lời ông Long.
Trong khi đó, phó chủ tịch LĐBĐ Đông Nam Á Dương Vũ Lâm mô tả: “Hồi còn trẻ, tôi có được may mắn được xem ông thi đấu. Thời ông khoác áo Cảng Sài Gòn, ông cũng lớn tuổi rồi. Nhưng quả thật ở ông toát lên cái phong cách khác lắm, khác hẳn các cầu thủ khác”.
“Tôi biết mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng tôi xem anh thi đấu rất thích, hệt như những gì người ta mô tả về trung vệ huyền thoại Beckenbauer (Đức) thời bấy giờ. Anh đá trung vệ, nhưng hiếm khi phạm lỗi, mà đá bằng đầu óc và bằng kỹ thuật” – ông Lâm nói thêm.
Họ còn muốn nói nhiều, nhiều lắm về Tam Lang, nhưng càng nói giọng họ càng nghẹn lại vì họ không muốn tin rằng tượng đài ấy đã vĩnh viễn về với cõi vĩnh hằng!
“Có những niềm đau, nỗi buồn khiến chúng ta chết lặng. Thầy hãy yên giấc ngàn thu. Hãy thanh thản về những gì mà thầy đã đem đến cho đời, cho người, cho con…Vĩnh biệt thầy Phạm Huỳnh Tam Lang” - vẫn là lời Nguyễn Hồng Phẩm.
Lúc sinh thời, cùng với Đặng Trần Chỉnh, Nguyễn Hồng Phẩm là học trò cưng nhất của ông Tam Lang. Trong những năm tháng mà ông yếu nhất, đi lại khó khăn nhất, Nguyễn Hồng Phẩm chính là người ở gần ông nhất.
Hỏi về Tam Lang, người ta cứ hỏi Phẩm, cần tìm Tam Lang trong những ngày cuối đời của ông, người ta cũng tìm Phẩm, nhờ chở Tam Lang đến chỗ này chỗ kia, cũng cứ việc gọi cho Phẩm là ông Phẩm sang đến tận nhà dìu thầy đi.
Ông về bên kia thế giới để lại niềm tiếc thương cho nhiều thế hệ mê bóng đá
Những cơn tai biến quái ác trong những năm gần đây khiến huyền thoại Tam Lang cứ nhớ nhớ quên quên. Thế là chỗ nào và người nào mà thầy quên, Nguyễn Hồng Phẩm lại nhắc cho thầy nhớ.
Đang ở Gia Lai tập trung cùng đội tuyển U19 Việt Nam trong vai trò HLV thủ môn, Nguyễn Hồng Phẩm tâm sự: “Không có thầy, chắc tôi không có ngày hôm nay. Tôi học từ thầy không chỉ là cái nghề đá bóng, mà còn học làm người. Đấy là sự tận tụy, là đạo đức. Thầy dạy tôi không được đá bậy, không được làm bậy, phải đi đường chính đạo và tôi tự hào không làm thầy phải thất vọng”.
“Tôi chỉ mong sắp xếp được công việc để ngày 6/6 kịp về tiễn thầy. Thầy đã ra đi thanh thản. Nhưng thầy nằm xuống rồi mới thấy cái đức độ của thầy lớn lắm! Được sự mến mộ của người trong và ngoài nước” - Nguyễn Hồng Phẩm chia sẻ thêm.
Trong khi đó, người vợ cũ của ông, cũng là người vợ nổi tiếng nhất, nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết bồi hồi: “Dẫu biết đời người ai cũng phải đến lúc phải ra đi vĩnh viễn. Nhưng tôi đón nhận tin anh mất với tâm trạng khó tả và quá đỗi bất ngờ”.
“Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn những người đã giúp đỡ, chia sẻ cùng anh trong suốt thời gian anh bệnh tật cho đến lúc anh nhắm mắt xuôi tay. Vĩnh biệt anh, người có nhân cách sống cao cả. Tôi cho rằng anh không chỉ là cầu thủ lớn mà còn là một nhân cách lớn!” – bà Bạch Tuyết nói thêm.
Đúng như nghệ sĩ Bạch Tuyết nói, ông Tam Lang không chỉ là một tượng đài trong bóng đá, mà sức ảnh hưởng của ông còn vượt xa phạm vi của bóng đá.
Cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, ông Trần Duy Long cho biết: “Tuy tôi với anh Tam Lang đá bóng cùng thời, nhưng do điều kiện thời chúng tôi đất nước còn chia cắt, các phương tiện truyền thông chưa nở rộ như bây giờ, nên thông tin về nhau khá ít”.
“Chỉ đến những năm 1980, khi chuyển vào Nam công tác, tôi mới có dịp làm việc với Tam Lang. Lúc đó, tôi chợt nhận ra rằng những gì mà người ta đồn đại về anh quả không ngoa chút nào. Anh sống mực thước, tận tụy, nhưng cũng rất nghiêm khắc với nghề” – ông Trần Duy Long nói thêm.
“Tôi cho rằng ít có nhân vật có sức ảnh hưởng lớn như anh Tam Lang, không chỉ trong vai một cầu thủ, trong vai trò một người thầy có nhiều học trò giỏi, mà trong tư cách một con người. Tôi biết nhiều anh em ở nước ngoài cũng bồi hồi khi nghe tin anh vĩnh viễn đi xa” - vẫn là lời ông Long.
Trong khi đó, phó chủ tịch LĐBĐ Đông Nam Á Dương Vũ Lâm mô tả: “Hồi còn trẻ, tôi có được may mắn được xem ông thi đấu. Thời ông khoác áo Cảng Sài Gòn, ông cũng lớn tuổi rồi. Nhưng quả thật ở ông toát lên cái phong cách khác lắm, khác hẳn các cầu thủ khác”.
“Tôi biết mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng tôi xem anh thi đấu rất thích, hệt như những gì người ta mô tả về trung vệ huyền thoại Beckenbauer (Đức) thời bấy giờ. Anh đá trung vệ, nhưng hiếm khi phạm lỗi, mà đá bằng đầu óc và bằng kỹ thuật” – ông Lâm nói thêm.
Họ còn muốn nói nhiều, nhiều lắm về Tam Lang, nhưng càng nói giọng họ càng nghẹn lại vì họ không muốn tin rằng tượng đài ấy đã vĩnh viễn về với cõi vĩnh hằng!
Trọng Vũ