1. Dòng sự kiện:
  2. AFF Cup 2024

Cầu thủ U19 Việt Nam vẫn có thể đá ở giải Ngoại hạng Anh

(Dân trí)- Trước một số thông tin cho rằng cầu thủ U19 Việt Nam không thể tham gia giải Ngoại hạng Anh (Premier League) vì một số quy định của giải đấu này, theo tìm hiểu thực tế thời gian qua chứng minh không phải vậy.<br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/u19-viet-nam-u19-nhat-ban-thoa-con-khat-vo-dich-942660.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;   U19 Việt Nam - U19 Nhật Bản: Thỏa cơn khát vô địch?</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/hlv-graechen-muon-danh-su-bat-ngo-cho-u19-nhat-ban-942658.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;   HLV Graechen muốn dành sự bất ngờ cho U19 Nhật Bản</b></a>

Một số thông tin gần đây cho rằng theo quy định, cầu thủ đến từ các nền bóng đá nằm ngoài top 70 của FIFA (áp dụng đối với các quốc gia nằm ngoài EU theo quy định của luật chuyển nhượng Bosman), đồng thời không khoác áo đủ số trận đấu cho đội tuyển quốc gia (thông tin cho là phải khoác áo 70% số trận đấu của ĐTQG trở lên) sẽ không được thi đấu tại Premier League.

Cũng theo những nguồn tin này đấy là lý do mà cầu thủ U19 Việt Nam không được sang Anh thi đấu cho Arsenal. Để được thi đấu ở Anh thì những cầu thủ như của U19 Việt Nam phải trải qua những cuộc sát hạch về chất lượng chuyên môn khá ngặt nghèo, trước khi CLB đó xin giấy phép lao động và ký hợp đồng. Ngoài ra, những cầu thủ đó phải có đóng góp và nổi bật ở đội tuyển quốc gia đó.

Dù vậy, theo những gì chúng tôi tìm hiểu và theo như thực tế trong nhiều năm trở lại đây thì không đúng như vậy. Các CLB ở Premier League có đủ cách để dùng cầu thủ bên ngoài EU, có thứ hạng ngoài top 70, nếu họ thực sự có nhu cầu.

Cầu thủ Việt Nam vẫn có thể đá ở giải Ngoại hạng Anh
Nếu Arsenal thực sự có nhu cầu với U19 Việt Nam, họ có khối cách để đưa cầu thủ sang Anh thi đấu (ảnh: Gia Hưng)

Thường thì trong những trường hợp cần có sự phục vụ của các cầu thủ bên ngoài EU, các CLB Anh “lách luật” bằng cách ký hợp đồng với nhóm cầu thủ này ở dạng “tài năng đặc biệt”. Bằng cách này, một số đội bóng của Anh như Man City từng đưa Sun Zi Hai (Trung Quốc) về thi đấu, hay Everton từng có sự phục vụ của Li Tie (Trung Quốc)…

Ở đẳng cấp thấp hơn, ngay ở Đông Nam Á, từng có nhiều cầu thủ sang các đội bóng nhà nghề tại Anh thử việc theo dạng “tài năng đặc biệt” như Kiatisuk, Piyapong on-Mo, thay Teerathep Winothai (đều là cầu thủ Thái Lan, nền bóng đá có thứ hạng bên ngoài top 70, thậm chí ngoài top 100 của FIFA).

Bóng đá thế giới cũng không lạ nhiều trường hợp cầu thủ, nhất là cầu thủ của những nền bóng đá nhỏ không thích về khoác áo ĐTQG vì không có lợi cho hình ảnh của họ, nhưng những cầu thủ dạng này mang quốc tịch Trinidad & Tobago, Congo… vẫn xuất hiện đầy trong bóng đá Anh. Thành ra thông tin về chuyện phải khoác áo ĐTQG 70% số trận đấu trở lên cũng không khớp với thực tế.

Tóm lại, cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ chuyên môn của cầu thủ được nhắm đến có đủ sức đá ở giải Ngoại hạng Anh hay không? Rồi các CLB ở Anh có thực sự muốn lấy người hay không? - Khi đã họ đã muốn, khi cầu thủ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thì thiếu gì cách!

Kim Điền