1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Vui buồn di sản Bhutto

(Dân trí) - Ngay từ khi bà Bhutto lên làm thủ tướng Pakistan gần 2 thập kỷ trước, phương Tây đã ca ngợi bà là biểu tượng của phụ nữ Hồi giáo. Chính vì vậy mà cuộc tấn công ám sát nhằm vào bà tuần trước được cho là một đòn giáng mạnh vào quyền lợi của phụ nữ trong xã hội Hồi giáo.

“Phụ nữ trẻ Hồi giáo khắp thế giới không nên để vụ ám sát này cản đường họ, không dám lên tiếng đấu tranh cho vị trí công bằng của họ trong xã hội”, Cơ quan Hồi giáo Mỹ cho biết sau cái chết của bà Bhutto.

 

Nhiều phụ nữ Pakistan cho rằng tên tuổi của bà Bhutto phần lớn nhờ vào quan điểm đơn giản của bà, nhờ bà mang trong mình huyết quản của một triều đại chính trị quyền lực nhất Pakistan, và nhờ vào chính đất nước bà đã lãnh đạo, đất nước mà cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất công giữa nam giới và nữ giới.

 

Theo nhiều người đánh giá, thời gian bà Bhutto làm thủ tướng đã mở rộng cánh cửa cho  xã hội do đàn ông thống trị ở Pakisstan. Tuy nhiên, nó cũng chìm ngập trong những cáo buộc tham nhũng, những thủ đoạn chính trị bẩn thỉu, những lời hứa suông, những điều luôn tồn tại dưới bất kỳ sự lãnh đạo của ai, nữ giới hay nam giới.

 

“Vâng, dĩ nhiên, khi một phụ nữ làm thủ tướng sẽ mang lại nhiều ý nghĩa”, Aysha Iqbal, một sinh viên 23 tuổi chuyên ngành kinh doanh ở Lahore cho biết. “Nhưng bà ấy lên làm thủ tướng bởi cha của bà cũng từng làm thủ tướng”.

 

Để hiểu được thành công của bà Bhutto, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh của Nam Á, một vùng có nhiều nữ lãnh đạo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Nơi đây có Indira Gandhi, Ấn Độ; Sirimavo Bandaranaike và con gái Chandrika Kumaratanga, Sri Lanka, Sheikh Hasina và Khaleda Zia, Bangladesh, và dĩ nhiên có cả bà Bhutto, người đã từng hai lần làm thủ tướng, trong những  giai đoạn từ năm 1988-1990 và 1993-1996.

 

Có một điều đáng chú ý là họ đều lên lãnh đạo sau cái chết của một người thân là nam giới. Trong trường hợp của bà Bhutto, bà lên làm lãnh đạo đảng PPP sau khi cha bà, ông Zulfikar Ali Bhutto, bị treo cổ năm 1979.

 

“Thời gian đó bà là nữ anh hùng”, Zulfikar Ali Bhutto, người đứng đầu Diễn đàn Hồi giáo Anh quốc cho biết. Bản thân Ahmed cũng xuất thân từ Pakistan. “Tất cả chúng tôi đều tụ tập quanh chiếc TV trong nhà và tất cả đều rất tự hào vì bà ấy. Đối với những phụ nữ trẻ như tôi, bà ấy đã cho chúng tôi hi vọng”.

 

Đầu thời kỳ lên nắm quyền, bà Bhutto đã tạo được một số thay đổi tích cực cho phụ nữ ở Pakistan.

 

“Trên đài truyền thanh, bà bấy đã ra chỉ dẫn phải phát nhiều chương trình dành cho phụ nữ. Còn trên truyền hình, đã có nhiều phim tài liệu về quyền phụ nữ”, Asma Jehangir, chủ tịch Ủy ban nhân quyền phi chính phủ Pakistan cho biết.

 

Tuy nhiên, bà Bhutto cũng “nhặt nhạnh” tất cả mọi thứ trên con đường dẫn dắt Pakistan, một đất nước nghèo đói vẫn hoành hoành, nhiều nơi vẫn còn như đang ở thời phong kiến. Bà phải giải quyết những món nợ chính trị từ trước, làm việc với hệ thống những người của thời cũ, mà vấn đề của họ là vấn đề của bà. Trên tất cả, là một bộ máy quân sự và tình báo quyền lực của Pakistan.

 

Cuối cùng, quyền của phụ nữ vẫn bị đẩy lùi, Pakistan vẫn chìm ngập trong tham nhũng như trước kia, thậm chí còn trầm trọng hơn. Chồng của bà, nhanh chóng mang biệt danh “Ngài 10%” vì bị tố cáo hưởng hàng chục triệu đô la tiền lại quả.

 

“Tôi nghĩ phụ nữ phương Tây muốn thấy bà Bhutto và những nữ lãnh đạo khác như những người đi tiên phong”, Muneeza Rashed, một phụ nữ 38 tuổi ở Lahore nói. “Nhưng họ không được như vậy. Họ dường như tụt hậu hơn so với những người đàn ông đi trước. Họ thực thi cùng một chính sách lỗi thời của cánh đàn ông. Giúp đỡ phụ nữ chỉ là thứ yếu đối với họ”.

 

Dưới thời của bà Bhutto, tình hình của hầu hết phụ nữ Pakistan nhìn chung vẫn chưa được cải thiện. Họ vẫn phải sống trong nghèo khổ, quanh quẩn trong nhà như trước kia. Các bé gái vẫn không được đi học trong khi anh trai, em trai chúng vẫn được gửi tới trường. Và những phụ nữ bị hãm hiếp vẫn “hài lòng” với điều luật trừng phạt nạn nhân của tội phạm tình dục. Điều luật này chỉ được thay đổi nhiều năm sau đó, khi Tổng thống Musharraf lên nắm quyền trong muột cuộc đảo chính quân sự vào năm 1999.

 

“Nhìn chung phụ nữ được hưởng lợi rất ít dưới thời của bà”, Unaiza Malik, 64 tuổi, một người sinh ra ở Pakistan nhưng nay làm việc cho Hiệp hội phụ nữ Hồi giáo ở London, đánh giá. “Chỉ khi qua đời, bà mới trở thành một biểu tượng. Đôi khi mọi người nhìn thành tựu của bà qua lăng lính màu hồng hơn là nhớ về những cáo buộc tham nhũng, sự kém cỏi, hay bà bị người khác thao túng như thế nào”.

 

Phan Anh

Theo AP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm