1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Vì sao phe "Không" chiến thắng ở Scotland?

Scotland vừa trải qua một cuộc trưng cầu dân ý quan trọng, với kết quả đa số cử tri nói "Không" với việc tách khỏi khỏi Vương quốc Anh. <br><a href='http://dantri.com.vn/the-gioi/scotland-da-noi-khong-ly-khai-khoi-vuong-quoc-anh-945300.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Scotland đã nói "Không" ly khai khỏi Vương quốc Anh</b></a>

Vậy vì sao phe Không thắng thế? Hãng tin BBC nêu ra một số lý do sau:
Họ được yêu mến

Phe Không có một khởi đầu thuận lợi. Khi Thỏa thuận Edinburgh được ký ngày 15/10/2012, mở đường cho trưng cầu dân ý năm 2014, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ khoảng 1/3 trong tổng số 4,2 triệu cử tri của Scotland muốn độc lập.

Một loạt các cuộc thăm dò trong 18 tháng sau đó liên tục đưa phe Không lên vị trí dẫn đầu.

Người Scotland cảm thấy bản sắc Anh

Một sự trỗi dậy của bản sắc Anh được cho là đã tạo ra một cú huých cho phe Không.

Số người sống ở Scotland chọn Anh là bản sắc dân tộc tăng từ 15% trong năm 2011 lên 23% trong năm 2014, theo Khảo sát Các quan điểm xã hội Scotland. Số người chọn bản sắc Scotland giảm từ 75% xuống còn 65% trong cùng khoảng thời gian đó.

Cứ 3 người Scotland thì có 1 người nói họ vừa là người Scotland vừa là người Anh
Cứ 3 người Scotland thì có 1 người nói họ vừa là người Scotland vừa là người Anh

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy cảm nhận bản sắc Anh ở Scotland đã lan tỏa từ lâu theo thời gian. Theo khảo sát, có tới gần 1/3 người Scotland hiện nay cho biết họ "vừa là người Scotland vừa là người Anh" - mức cao nhất kể từ khi cựu Thủ tướng Công đảng Tony Blair lên nhậm chức năm 1997. Chưa đầy 1/4 miêu tả họ là người "Scotland chứ không phải Anh".

Yếu tố nguy cơ

Phe Không hứng chịu chỉ trích từ phe Có rằng họ tiêu cực, thậm chí còn bị đặt biệt danh "Dự án Sợ hãi". Tuy nhiên, phe Không cho rằng "Bên nhau Tốt hơn" đã thành công trong việc "lôi kéo người dân ra khỏi viễn cảnh tiếp nhận rủi ro không cần thiết", theo giáo sư John Curtice, một chuyên gia về thăm dò dư luận.

Chỉ 2 ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, có tới 49% cho rằng tách khỏi Vương quốc Anh là một rủi ro, trong khi chỉ có 25% nghĩ như vậy về việc tiếp tục ở lại.

Đầu tuần này, Thủ tướng Anh David Cameron nói với các cử tri Scotland rằng "nhiệm vụ" của ông là cảnh báo họ về những tổn hại lớn của một "cuộc ly dị đau buồn".

Nghèo đi hay giàu hơn?

Đây là một trong những câu hỏi lớn nhất đối với các cử tri.

Cả hai bên đã đấu nhau rất gắt gao về kinh tế, với các cáo buộc và phản trả về tiền tệ, dầu lửa và kinh doanh.

Đồng bảng Anh là tâm điểm của những bất đồng, với chính quyền Scotland quả quyết một liên minh tiền tệ sẽ là nằm trong "lợi ích tốt nhất" của cả Scotland và phần còn lại của Vương quốc Anh nhưng chính phủ Anh thẳng thừng bác bỏ.

Vấn đề lượng dầu ở Biển Bắc mà Scotland được hưởng cùng với tương lai của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp ở phía bắc đường biên giới cũng là một chủ đề tranh luận nóng bỏng.

Tương tự là vấn đề lượng tiền trong túi người dân. Chính quyền Scotland ước tính "mỗi người nước này sẽ có thêm 1.000 Bảng" sau 15 năm. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Anh cho rằng Scotland - với tư cách là một phần của Vương quốc Anh - sẽ có thể hưởng thuế thấp hơn hoặc chi tiêu cao hơn so với tách ra độc lập.

Mức "cổ tức Anh" dự kiến sẽ là 1.400 Bảng/người ở Scotland mỗi năm từ năm 2016-2017 trở đi.

Rõ ràng, không ai biết chắc một Scotland độc lập sẽ tốt hơn hay tệ hơn. Sẽ có rất nhiều nhiều biến động về các vấn đề như năng suất, thuế và việc làm.

Tuy nhiên, một cuộc trưng cầu dân ý với câu trả lời Không tách khỏi Anh cho thấy người dân Scotland tin tưởng hơn vào các lập luận của phe "Bên nhau Tốt hơn".

Theo Thanh Hảo
Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm