1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ukraine - Nga: Dấu hiệu nguy cấp trước cuộc chiến?

Tổng thống Ukraine mong muốn châu Âu gia tăng trừng phạt Nga, kết thúc tiến trình nỗ lực ngoại giao để bắt đầu bước tiếp theo.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 17/8 đã tổ chức cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk để thảo luận về tình hình ở Donbass, cơ quan báo chí của Tổng thống nước này cho hay.

Theo đó, ông Poroshenko kêu gọi sự tăng cường hiện diện của các lực lượng quốc tế tại Donbass, đặc biệt là các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Sputnik

"Ông Petro Poroshenko nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tăng cường sự hiện diện của các lực lượng quốc tế ở Donbass, đặc biệt là thông qua việc mở rộng các nhiệm vụ của lực lượng OSCE tới lãnh thổ Crimea", tuyên bố cho hay.

Ông Poroshenko cũng kêu gọi Liên minh châu Âu duy trì, thậm chí tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga sau các báo cáo gần đây từ phía Moscow cho thấy một nỗ lực phá hoại bán đảo mới sáp nhập Crimea từ phía Ukraine.

Sau đó, ông Donald Tusk tái khẳng định các cam kết của châu Âu trong việc duy trì các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Thậm chí, ông Tusk còn cho biết trên trang Twitter của mình rằng ông có cảm nhận tích cực về tình trạng chuẩn bị cho việc tự do hóa thị thực của công dân Ukraine vào EU - một bước tiến quan trọng nhằm tạo điều kiện cho Ukraine được gia nhập vào cộng đồng châu Âu như mong muốn của Tổng thống nước này.

Nga- Ukraine đã kết thúc tiến trình ngoại giao?

Trước mỗi trận chiến luôn có những nỗ lực ngoại giao đi kèm. Các bên đều ngoại giao con thoi và càng tuyên bố hòa bình thì càng giống như khoảng lặng trước cơn bão.

Tuyên bố của Tổng thống Ukraine mới đây cũng như động thái hài lòng của vị Chủ tịch Cộng đồng EC chẳng khác nào tạo điều kiện cho quốc tế không mảy may nghi ngờ thôi thúc Nga khai hỏa trước.

Việc Ukraine gia tăng các biện pháp quân sự thù địch cũng như sau đó nhờ lời vị Tổng thống Kazakhstan bắn tiếng nỗ lực ngoại giao hòa giải với Nga đã cho thấy sự kiên quyết thế nào trong quá trình tiến tới hòa bình giữa hai nước từng là anh em.

Tuy nhiên, sau các căng thẳng quân sự được cả hai kéo đến dàn quân gần biên giới, việc Ukraine quyết định trừng phạt hay trả thù Nga đã đặt dấu chấm hết cho tiến trình ngoại giao của hai nước, đồng thời chuyển sang bước tiếp theo là những cuộc xung đột ở dạng thấp hơn.

Lực lượng Nga đã dồn quân áp sát Ukraine. Ảnh: Viện ISW (Mỹ)
Lực lượng Nga đã dồn quân áp sát Ukraine. Ảnh: Viện ISW (Mỹ)

Tối 17/8, trang Sputnik dẫn thông báo từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE và cơ quan Giám sát các nhiệm vụ Đặc biệt (SMM) đã ghi nhận xuất hiện các vụ nổ trong khu vực Donetsk của Ukraine và các dấu hiệu tiếp tục chiến đấu trong khu vực của Yasynuvata-Avdeevka.

"SMM quan sát thấy mật độ cao các vụ nổ được ghi nhận trong khu vực Donetsk, và ghi nhận sự tiếp tục chiến đấu trong khu vực Yasynuvata-Avdiivka, bao gồm hệ thống Grad phóng nhiều tên lửa phóng hỏa. Số lượng các vụ nổ được ghi nhận trong khu vực Lugansk có tăng lên so với ngày hôm trước", SMM cho biết trong một tuyên bố.

Đêm 15, rạng sáng ngày 16/8, lực lượng SMM đã ghi nhận 143 vụ nổ không xác định loại nào ở trung tâm thành phố Donetsk.

Không phải không có khả năng diễn ra cuộc xung đột vũ trang ở biên giới Ukraine dù cả hai bên cùng gia tăng hoạt động quân sự nhưng đều nói muốn giải quyết bằng ngoại giao.

Ông Alexander Baunov, Trung tâm nghiên cứu Carnegie Moscow cho rằng: "Nga đang sử dụng câu chuyện về âm mưu khủng bố của Ukraine ở Crimea như một tối hậu thư cho các đối tác phương Tây trong đàm phán hòa bình ở Ukraine. Các người bạn phương Tây nói rằng, không có giải pháp quân sự nào được sử dụng ở Crimea, Donbass vậy trung gian là một giải pháp hòa bình. Nhưng một khi biện pháp hòa bình này không được thực hiện, Nga có quyền thực hiện các bước tiếp theo của họ".

Xe tăng hạng nặng của Nga được vận chuyển bằng đường sắt xuất hiện tại miền Đông Ukraine hôm 16/8. Ảnh: Ukrinfom
Xe tăng hạng nặng của Nga được vận chuyển bằng đường sắt xuất hiện tại miền Đông Ukraine hôm 16/8. Ảnh: Ukrinfom

Mark Schneider, Chuyên gia về hoạnh định chính sách chiến lược của Lầu Năm Góc cho rằng các hoạt động chuyển quân đang tạo nên dấu hiệu lo ngại cho thấy Moscow có thể đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến với Ukraine bất kể có viện cớ xem xét mối quan hệ ngoại giao đi chăng nữa.

Phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Châu Âu, Danny Hernandez thì lo ngại, cuộc tập trận của Nga vào tháng 9 tới sẽ là một vỏ bọc cho cuộc tấn công vào Ukraine.

Cuộc tập trận lần này của Nga nhắc nhở quan chức Mỹ về cuộc tập trận quy mô lớn đã được tiến hành ở gần Ukraine một tháng trước khi Moscow tiến hành các hoạt động quân sự bí mật để tiếp nhận bán đảo Crimea- bán đảo chiến lược ở Biển Đen hồi tháng 3/2014.

Theo Đông Phong

Đất Việt