1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tưởng niệm nạn diệt chủng Do Thái

Từ Hà Nội tái hiện "Hành trình tới cái chết"

(Dân trí) - Từ Hà Nội, hành trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust, nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, đã được tái hiện.

"Hành trình tới cái chết" đó đã được tái hiện tại sự kiện tưởng niệm nạn diệt chủng người Do Thái vào ngày 18/2 tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Israel kết hợp cùng các ban ngành, tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức, nhân "Ngày tưởng niệm Holocaust", ngày được Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2005 chỉ định vào 27/1 hàng năm.

Với chủ đề "Hành trình" do LHQ đưa ra vào năm nay, từ Hà Nội, Tiến sỹ Joel Sizennwine từ trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel) đã có bài trình bày mang tên "Hành trình tới cái chết", mô tả quá trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu đi tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust. Nạn diệt chủng người Do Thái Holocaust do Phát xít Đức thực hiện đã kéo dài từ năm 1938 đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary..

Dưới đây là những hình ảnh tái hiện "Hành trình tới cái chết" tàn ác đó:

Hành trình tới cái chết

Tháng 1/1933, Adolf Hitler, chủ tịch Đảng Quốc xã, được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau sự bổ nhiệm này, chính quyền mới ngay lập tức đã phát động chiến dịch tàn bạo chống lại người Do Thái ở Đức.

Hành trình tới cái chết

Trong những năm 1930, người Do Thái bị tấn công, bị bức hại trên đường phố, bị đuổi khỏi các cơ quan nhà nước, trong khi trẻ em Do Thái bị đuổi khỏi các trường học Đức. Doanh nhân Do Thái ở Đức bị tẩy chay và dần dần tài sản của người Do Thái, như các cửa hàng, nhà máy, nhà riêng, đều bị tịch thu.


Hành trình tới cái chết

Sách do người Do Thái viết bị dỡ khỏi thư viện và bị công khai đốt cháy.

Hành trình tới cái chết

Năm 1935, Luật Nuremberg ra đời ở nước Đức Quốc Xã đã tước bỏ quyền công dân và tất cả các quyền dân sự khác của người Do Thái, mở đầu cho các cuộc thảm sát từ năm 1938 kéo dài đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary...

Tháng 9/1939, Thế chiến II bùng nổ.

Năm 1939, Thế chiến II bùng nổ.

Hành trình tới cái chết

Khắp châu Âu, người Do Thái bị buộc phải gắn một ngôi sao màu vàng trên áo.

Hành trình tới cái chết

Vào 20/1/1942, Hội nghị Wannsee đã được triệu tập tại ngoại ô Berlin để đưa ra “Giải pháp cuối cùng” nhằm trục xuất và tàn sát tất cả người Do Thái ở châu Âu.

Hành trình tới cái chết

Năm 1941, Đức Quốc xã bắt đầu thi hành “Giải pháp cuối cùng”. Trên khắp tất cả các vùng bị phát xít Đức chiếm đóng ở châu Âu, người Do Thái đã bị bắt giữ và bị tập hợp lại rồi sau đó bị đưa tới Ghettos và các trại tử thần ở miền đông châu Âu.

Hành trình tới cái chết

Thường người Do Thái bị buộc phải trả tiền cho chuyến tàu tới các trại tử thần.

Hành trình tới cái chết

Đôi khi họ được trao trước các vé tử thần.

Hành trình tới cái chết

Và kết thúc hành trình của họ là ở đây.

Hành trình tới cái chết

Trước khi đến những trại tử thần ở Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng, như trại Auschwitz-Birkenau, Treblinka, Sobibor và Belzec, người Do Thái đã bị ép buộc lên tàu.

Hành trình tới cái chết

Và hầu hết các nạn nhân bị gửi thẳng tới phòng khí ngạt và bị giết chết.

Hành trình tới cái chết

Thi thể của họ sau đó bị hỏa thiêu trong những lò thiêu như thế này.

Hành trình tới cái chết

Trong thời gian tính bằng ngày, giày dép mà nạn nhân Do Thái bị sát hại đã chất thành núi.

Hành trình tới cái chết

6 triệu người Do Thái đã bị sát hại trong nạn diệt chủng Holocaust. Tháng 5/1945, phát xít Đức đầu hàng, những người Do Thái còn sống sót đã cố gắng xây dựng lại cuộc sống.

Hành trình tới cái chết

Những người sống sót đã nỗ lực vực dậy, nhằm trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều người đã lập gia đình, sinh con đẻ cái trong các trại dành cho người Do Thái không có nhà ở sau Holocaust.

Vũ Quý
Nguồn ảnh: TS Joel Sizennwine, Trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel)