1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc tìm bằng chứng khảo cổ đòi chủ quyền ở Biển Đông

(Dân trí) - Trung Quốc đã quay sang giới khảo cổ học để tìm kiếm bằng chứng nhằm hỗ trợ tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.

 
Các cổ vật được Trung Quốc phát hiện gần quần đảo Hoàng Sa.

Các cổ vật được Trung Quốc phát hiện gần quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 29/7, Trung Quốc đã công bố những phát hiện mới dựa trên các kết quả nghiên cứu dưới đáy biển, được tiến hành trong thời gian kỷ lục.

Theo đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện 12 “địa điểm chứa cổ vật văn hóa dưới nước” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng các bằng chứng mới được các nhà khảo cổ học của họ tìm thấy trong quá trình thăm dò dưới nước để chứng minh rằng nước này sở hữu các hòn đảo tranh chấp từ thời cổ đại.

Chính phủ Trung Quốc cho hay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các đồng tiền xu cổ và đồ gốm từ Ấn Độ và vùng Tây Á trong các đợt nghiên cứu dưới nước mới đây. Những cổ vật này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp.

Giới khảo cổ Trung Quốc cũng thu thập một số lượng lớn mẫu vật, bao gồm gốm và đồ sứ cổ, tiền xu đồng và các bộ phận thuyền bè.

Các nhà khảo cổ học còn khẳng định tìm thấy bằng chứng về các vụ ăn cắp tràn lan các di tích dưới nước bởi lực lượng phi Trung Quốc.
 
Quần đảo Hoàng Sa, thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, gồm khoảng 40 đảo nhỏ, cồn cát và rặng san hô. Trong quá khứ, nhiều tàu buôn bị va phải đá ngầm và bị đắm khi trên đường vận chuyển hàng đến Đông Nam Á, Ấn Độ hoặc Trung Đông, tạo nên một kho tàng cổ vật phong phú dưới đáy biển.
 
Mới đây, Trung Quốc đã đơn phương thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", nơi nước này cho biết sẽ là trung tâm hành chính bao quát Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển lân cận, bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị ngày 24/7 vừa qua đã tuyên bố "Tam Sa" là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái. Cùng ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
 
Phạm Ngọc Uyển
Theo TOI
Dòng sự kiện: Căng thẳng Biển Đông