1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

"Trung Quốc thử giới hạn chịu đựng của Nhật như đã thử Việt Nam"

Nhật Bản đã công bố kế hoạch mở rộng hoạt động giám sát của mình ở Biển Hoa Đông trước các mối đe dọa được cho là từ cả Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

"Trung Quốc thử giới hạn chịu đựng của Nhật như đã thử Việt Nam" - 1

Với những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Tokyo ở Biển Hoa Đông đã bị lãng quên một thời gian.

Cả hai nước đều tuyên bố đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, đây một chuỗi các đảo ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Đài Loan. Mặc dù chuỗi đảo này không có người ở, nhưng chúng nằm gần ngư trường quan trọng, tuyến đường hàng hải và những nguồn tiềm năng dầu và khí tự nhiên to lớn.

Hôm 18/03/2016, Nhật Bản đã công bố kế hoạch mới để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này. Đại tá Masashi Yamamoto, tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Washington cho biết với Defense News:

“Đây là một khu vực đang bị bỏ trống quyền lực. Theo dõi lịch sử các cuộc xâm lược trên lãnh thổ của chúng tôi hầu hết là do Trung Quốc, chúng tôi nghĩ rằng cần phải tăng cường khả năng tình báo để Nhật Bản có thể phản ứng tốt hơn”.

Yamamoto cho biết, các tàu hải quân Trung Quốc liên tục đi qua vùng giới hạn 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku: “Tàu Hải Cảnh Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku. Chúng tôi nghĩ rằng họ đang thử giới hạn chịu đựng của Nhật Bản giống như Việt Nam đối với các hành động này là như thế nào?”

Ông nói thêm rằng Tokyo có bằng chứng cho thấy ngư dân Trung Quốc đã đổ bộ trên đảo và rằng những ngư dân này có thể là quân đội Trung Quốc ngụy trang.

Nỗ lực nâng cấp khả năng giám sát của Tokyo trong khu vực này sẽ bao gồm việc xây dựng một trạm radar quan sát mới trên đảo Yonaguni, hòn đảo phía tây Nhật Bản. Điều này sẽ mở rộng khả năng giám sát của Lực lượng phòng vệ bở biển Nhật Bản lên khoảng 200 dặm. Và khoảng 150 binh sĩ của lực lượng này dự kiến sẽ đến đây vào ngày 28/03 tới.

Theo Yamamoto: “Nếu chúng ta đặt các lực lượng trên quần đảo Senkaku, thì điều này sẽ làm leo thang căng thẳng. Chúng tôi không muốn leo thang nhưng trên Yonaguni có đến 1.800 cư dân. Yonaguni sẽ có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới quan trắc đối với quần đảo Senkaku”.

Trong khi quân đội Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch triển khai trên quần đảo Senkaku, thì việc lắp đặt các mạng lưới giám sát mới như một động thái đến giám sát lực lượng Trung Quốc tốt hơn trên chuỗi đảo tranh chấp này.

Yamamoto gọi đây là “Giai đoạn hai” của các khả năng có thể xảy đến, trong đó các đơn vị đổ bộ Nhật Bản sẽ tranh giành để chiếm lại lãnh thổ về mặt lý thuyết khi bị Trung Quốc chiếm đóng.

Theo

PetroTimes