1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung Quốc liên tục bị quốc tế “bêu” tên

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục bị “bêu” tên tại các diễn đàn, hội nghị về an ninh, Biển Đông, cũng như bị giới chính khách, quân sự chỉ trích, nhắc nhở về các hành động hung hăng, cứng rắn của nước này trong tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc liên tục bị quốc tế “bêu” tên - 1

Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bị quốc tế chỉ trích gay gắt

Trung Quốc phá hoại hệ sinh thái ở Biển Đông

Mới đây, tại Diễn đàn An ninh ASPEN mới đây ở Colorado, Mỹ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Harry B. Harris đã thẳng thừng nêu tên Trung Quốc như một nước “dị biệt” với khu vực và cộng đồng quốc tế, khi muốn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và lẩn tránh cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp.

“Biển Đông đã và đang là trung tâm của cuộc chiến giằng co giữa phần lớn các nước trong khu vực muốn giữ nguyên hiện trạng và Trung Quốc – nước muốn thay đổi nó để tư lợi hẹp hòi”, ông Harris cho biết.

Theo chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ tại khu vực, Trung Quốc đang thay đổi sự thật, tạo ra chủ quyền giả bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở các bãi ngầm, đá, rạn san hô ở Biển Đông. Ông Harris khẳng định việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông là phục vụ cho mục đích quân sự, Bắc Kinh muốn dùng chúng làm các tiền đồn trong cuộc chiến chống lại các nước láng giềng ở khu vực.

Cũng theo ông Harris, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đất ở phạm vi và quy mô lớn ở Biển Đông: Chỉ trong 18 tháng qua, Trung Quốc đã cải tạo gần 1.214 ha. Ông Harris khẳng định; mục đích của những đảo nhân tạo này là quân sư

“Các hành động của Trung Quốc đang phá hoại môi trường và hệ sinh thái ở Biển Đông”, ông Harris nhấn mạnh.

Đô đốc Harris cũng cho hay: “Phần lớn các quốc gia chọn theo đuổi các biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp của họ. Trong khi đó Trung Quốc lại tìm cách áp đặt yêu sách chủ quyền, thay đổi hiện trạng trong khu vực thông qua các hành vi hung hăng, cưỡng chế, xây dựng đảo nhân tạo mà bỏ qua các nỗ lực ngoại giao, cũng như cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp”.

Trung Quốc cần “ra dáng nước lớn”

Trên tạp chí Times (Mỹ) số ra ngày 24/7/2015, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chia sẻ suy nghĩ của ông về Trung Quốc cũng như hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo ông Lý, Trung Quốc đang xích lại gần ASEAN và lấy lòng các quốc gia thành viên trong khối  để “khỏa lấp” cho các hành động đơn phương, áp đặt chủ quyền lãnh thổ phi lý tại Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không dễ thực hiện mục tiêu này, nhất là khi họ đang ỷ vào sức mạnh của nước lớn để hành động.

Đồng thời, ông Lý cũng cảnh báo rằng “nếu họ (Trung Quốc) đẩy quá mạnh, thì sẽ có một phản lực lớn hơn tác động trở lại”, với hàm ý “nhắc nhở” Bắc Kinh đừng ỷ mạnh, ỷ lớn mà cố dồn ép những nước nhỏ, thì có ngày họ sẽ phải đối mặt với sự phản kháng của chính những nước này. Hơn nữa, sự thống trị dựa trên sức mạnh như thế sẽ không thể là nền tảng vững chắc để ảnh hưởng đến nước khác.

Thủ tướng Singapore cho hay, ông đã từng trao đổi những vấn đề trên với các lãnh đạo Trung Quốc rằng Trung Quốc cần nhìn vào cục diện lớn hơn. Thay vì phô trương “sức mạnh cơ bắp” và chèn ép những nước nhỏ hơn, Bắc Kinh nên “ra dáng nước lớn” và tạo một dấu ấn của một “Trung Quốc hùng mạnh”, từ đó khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thế giới.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thực hiện đúng cam kết của mình là không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông, đồng thời tái khẳng định rằng Washington không phải là một bên liên quan trong các tranh chấp tại khu vực này.

Theo Linh Phương/PetroTimes

Trung Quốc liên tục bị quốc tế “bêu” tên - 2

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm