1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc lại giở chiêu "la làng" trên Biển Đông

Theo bài phân tích vừa được Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu đăng tải, Trung Quốc cho rằng Phillippines và Việt Nam đã khiêu khích nước này, khiến Bắc Kinh phải chuyển từ thế bị động sang chủ động.

Tàu chiến Jinggangshan của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tàu chiến Jinggangshan của Trung Quốc trên Biển Đông.

Các hạm đội hải quân Trung Quốc gần đây đã tiến hành tuần tra Biển Đông, thậm chí tiến xa hơn đến vùng nước này tuyên bố là cực nam của lãnh thổ (bãi đá James, cách bờ biển Malaysia 80 km - PV).

Tháng 3, tàu Trung Quốc cũng hung hãn bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam, lớn tiếng vu khống và lật lọng trong vụ việc. Tất cả những sự việc xảy ra gần đây đều cho thấy quyết tâm bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Washington cũng bày tỏ mối quan tâm của mình đối với những động thái gần đây của Trung Quốc, đồng thời củng cố quan điểm của mình rằng Mỹ có thể can thiệp vào vấn đề Biển Đông bất cức lúc nào.

Mặc dù ông John Kerry, tân Ngoại trưởng của Mỹ có ít nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm nhưng lập trường của Mỹ về vấn để Biển Đông cơ bản không thay đổi.

Trung Quốc tập trận bắn đạt thật ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Chinamil.

Trung Quốc tập trận bắn đạt thật ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Chinamil.

Bất hòa Washington và Bắc Kinh

Cũng theo Global Research, đằng sau tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Phillippines và Việt Nam, mối bất hòa thực chất nằm giữa Washington và Bắc Kinh.

Sau bốn năm bà Hillary Clinton can thiệp vào Biển Đông với biện pháp ngoại giao “mạnh mẽ thông minh” của mình, cùng tranh chấp giữa Manila, Hà Nội và Bắc Kinh, tất cả những mối rủi ro trong khu vực đều đã trở nên rõ ràng. Tất cả các bên liên quan cũng đã hiểu biết rõ hơn về các quốc gia trong tranh chấp lãnh thổ cũng như xác định được phần nào sức mạnh của nhau.

Theo bài viết do Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa xuất bản, Trung Quốc đổ lỗi cho Manila và Hà Nội có những hành động khiêu khích chống lại nước này trên Biển Đông, khiến Bắc Kinh phải thay đổi chiến lược từ thụ động sang chủ động.

Bắc Kinh lo lắng tranh chấp Biển Đông làm giảm giá trị của môi trường đầu tư, làm ăn xung quanh, từ đó làm giảm những cơ hội chiến lược của nước này. Và đến bây giờ, hầu hết những lo lắng đó đã tan biến.

Trung Quốc thậm chí vỗ ngực tự đắc rằng Manila và Hà Nội sẽ không có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào nếu vấn đề Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột về sức mạnh giữa các quốc gia.

Bài viết của Trung tâm này nêu rõ: Trung Quốc còn "điêu ngoa" nói rằng nước này không có ý định phát động một cuộc chiến tranh cũng như lấy lại những hòn đảo do Phillippines và Việt Nam" chiếm đóng". Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ kiên quyết hơn trong việc chống lại những hành động khiêu khích của các nước trong khu vực.

Theo Trung tâm này, Trung Quốc mạnh tay hơn trong vấn đề Biển Đông xuất phát từ sự phát triển ổn định trong nước và Phillippines, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chọn cách đối đầu với Trung Quốc. 

Theo Phan Yến
Tiền phong/Globalresearch