1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tranh cãi dự án Ghana đổi bô-xít lấy tiền xây cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc

Đức Hoàng

(Dân trí) - Nhằm khắc phục việc thiếu hụt vốn xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, Ghana đã ký thỏa thuân gây tranh cãi với Trung Quốc về việc đổi bô-xít lấy cơ sở hạ tầng, dự án có thể gây đe dọa tới môi trường.

Tranh cãi dự án Ghana đổi bô-xít lấy tiền xây cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc - 1

Ghana quyết định đổi bô-xít lấy ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng từ công ty Trung Quốc (Ảnh minh họa: Mining).

Đối mặt với sự thiếu hụt tài chính nghiêm trọng để xây dựng cơ sở hạ với ước tính khoảng 30 tỷ USD, Ghana 2 năm trước đã tìm đến Trung Quốc để có nguồn vốn xây dựng đường xá, đường cao tốc và đập thủy điện.

Quốc gia tây Phi đông thời ký thương vụ đổi bô-xít - nguyên liệu chính để sản xuất nhôm - lấy ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng với công ty nhà nước Trung Quốc Sinohydro vào năm 2018. Sinohydro sẽ đổ 2 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng của Ghana, theo thỏa thuận.

Đổi lại, Ghana sẽ dùng số tiền kiếm được từ việc bán bô-xít, bô-xít tinh luyện và nhôm để trả các khoản vay. Ghana cũng đồng ý thiết lập một tài khoản ký quỹ ở nước ngoài để nhận doanh thu từ việc bán bô-xít.

Tuy nhiên, dự án đã vấp phải sự phản đối của các nhà nghiên cứu và các nhà bảo tồn. Họ cho rằng việc khai thác tài nguyên ở các khu rừng quan trọng sẽ gây ra rủi ro nghiêm trọng về môi trường và xã hội.

Một báo của của Đại học Duke (Mỹ) cảnh báo rằng cái giá phải trả khi thực hiện các dự án nhôm được liên quan đến thỏa thuận với Sinohydro sẽ lớn hơn những lợi ích tiềm năng.

"Luật đánh giá môi trường của Ghana chưa được điều chỉnh đầy đủ để giải quyết những rủi ro này và chính phủ, cho đến nay, đã không tạo điều kiện minh bạch toàn diện liên quan đến các dự án nhôm hợp tác với Sinohydro", báo cáo viết.

Cho đến nay, 646 triệu USD trong số vốn dự kiến vay đã được phê duyệt để giải ngân.

Dự án khiến các nhà môi trường học phản đối dữ dội chính là kế hoạch khai thác bô-xít ở rừng Atewa - khu dự trữ rừng đa dạng sinh học và là nguồn chính cho 3 con sông lớn cung cấp nước cho 5 triệu người dân, bao gồm người dân ở thủ đô Accra, cách khu rừng 90 km. 

Rừng Atewa là nơi sinh sống của nhiều loài cây và động vật quý hiếm và các nhà hoạt động mong muốn nó trở thành công viên quốc gia hơn là nơi khai mỏ bô-xít.

Từ năm 2017, các phong trào phản đối khai thác bô-xít ở Atewa đã được tổ chức. Nhiều ý kiến cho rằng khai thác bô-xít ở Atewa là khoản thanh toán một lần vì chính phủ không thể mang khu rừng ban đầu trở lại", phía nguyên đơn nhận định.