Trải lòng của cậu bé babylift: Thêm yêu Việt Nam mỗi ngày
(Dân trí) - Landon Carnie rời miền nam Việt Nam khi mới 17 tháng tuổi trong chiến dịch không vận trẻ em năm 1975. Sau khi lớn lên tại Mỹ, anh đã quay trở lại Việt Nam và hiện đang làm công tác giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Carnie cùng người chị song sinh đã may mắn sống sót khi chiếc máy bay vận chuyển trẻ em rời Việt Nam sang Mỹ bị rơi ngày 4/4/1975 sau khi vừa cất cánh từ Sài Gòn. Anh đã tìm lại quê hương sau khi trưởng thành tại Mỹ.
Carnie hiện là giảng viên đào tạo nguồn lực bậc đại học, ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học quốc tế RMIT Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Anh từng học Đại học Utah, sau đó theo tiếp cao học tại Đại học Gonzaga (Mỹ).
Cậu bé trong chiến dịch không vận năm xưa đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Dân trí nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong chiến dịch không vận, tôi hiểu rằng một số bà mẹ hoặc gia đình vào thời điểm đó nghĩ rằng việc cho con đi làm con nuôi sẽ giúp chúng có được cuộc sống tốt đep hơn.
Cũng có trường hợp bà mẹ bị thuyết phục đơn giản rằng họ sẽ ích kỷ nếu như họ không cho con đi để con có được cuộc sống mới tốt hơn hoặc họ nghĩ con mình vẫn có thể quay trở về. Cũng không ít trường hợp cha mẹ đã đau đớn khi từ bỏ con.
Anh có thể kẻ đôi nét về cuộc sống của chị em anh với ba mẹ nuôi ở Mỹ?
Tôi hài lòng với cuộc sống của mình tại Mỹ. Ba mẹ nuôi tôi rất tốt và họ có một trang trại. Ba mẹ nuôi cũng chia sẻ với tôi về kinh nghiệm du lịch, dạy cho tôi về văn hóa. Tôi sống cùng với chị ruột của tôi và một số chị em nhận được nuôi từ Việt Nam khác. Trong số này có một người đã qua đời từ khi còn rất nhỏ. Tôi không gặp nhiều trở ngại và về việc phân biệt chủng tộc hay trong cuộc sống. Nếu có chỉ là rất ít và tôi rất dễ dàng hòa nhập vì những người bạn đến trường nơi tôi sống rất thân thiện.
Khi xem một bộ phim tài liệu Việt Nam vào năm tôi 25 tuổi, tôi muốn quay trở lại Việt Nam để hiểu biết về văn hóa và con người nơi tôi được sinh ra.
Tôi được nghe kể lại rằng mẹ tôi đã mất khi sinh tôi ra. Ba tôi là người ở Bạc Liêu hay Sóc Trăng. Có thể ông không đủ khả năng chăm sóc tôi hoặc gặp khó khăn vì một vấn đề nào đó, vì vậy ông nghĩ rằng nếu tôi được nhận nuôi từ một gia đình khác có đủ khả năng thì tôi có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghe nói ông là bác sĩ và ông có quay trở lại thăm tôi một vài lần nhưng rồi một ngày không thấy ông quay trở lại nữa.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tìm lại được gia đình ruột. Nhưng tôi cũng mong rằng những người thân của mình vẫn đang còn sống và hạnh phúc và có thể họ cũng muốn biết cuộc sống của tôi và chị gái.
Tôi chưa bao giờ lớn lên tại Việt Nam vì vậy tôi không thể nào so sánh giữa Việt Nam và Mỹ. Nhưng có một điều, tôi cho rằng mình rất may mắn khi đã cơ hội được sống, lớn lên và học tập tại Mỹ, sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tôi được chăm sóc, lớn lên và đi học ở Mỹ như nhiều trẻ em khác ở quốc gia này. Qua đó, tôi có cơ hội được trang bị những kiến thức về kinh tế và tài chính… và chịu ảnh hưởng sự giáo dục của đất nước này. Và rồi sau đó, tôi lại có thể quay trở lại sống và làm việc tại Việt Nam.
Còn với tôi, cuộc đời là món quà được ban tặng và tôi đã nỗ lực chèo lái nó theo hướng tích cực nhất có thể. Có 3 thời điểm đặc biệt trong một năm để tôi nhìn lại mình: Tết Tây, Tết Nguyên đán và ngày 30/4. Khoảng 6-7 năm trước, tôi mặc định nước Mỹ là nhà của mình. Giờ đây, tôi nghĩ quê hương là nơi cuối cùng ta muốn vĩnh viễn nằm lại khi chết. Việt Nam trở thành gia đình một cách tự nhiên của tôi qua những người tôi gặp, trải nghiệm từ chuyến đi, ngôn ngữ, văn hóa…
Tôi nghĩ mọi thứ thật tốt khi chiến tranh đã kết thúc. Tôi đã từng trở lại hiện trường nơi chiếc máy bay chở tôi rơi xuống đất. Qua 40 năm cũng chẳng còn lại dấu tích gì nhiều, nhưng ít nhất chuyến đi đã giúp tôi nhìn sự việc theo hướng hiện thực hóa để tôi hướng về cuộc sống phía trước.
Carnie hiện là giảng viên đào tạo nguồn lực bậc đại học, ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học quốc tế RMIT Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Anh từng học Đại học Utah, sau đó theo tiếp cao học tại Đại học Gonzaga (Mỹ).
Cậu bé trong chiến dịch không vận năm xưa đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Dân trí nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Landon Carnie
Ký ức của anh về chiến dịch không vận năm 1975 như thế nào?
Sau 40 năm, anh nghĩ gì về chiến dịch không vận?
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều trẻ em của các nước trên thế giới được nhân làm con nuôi tại các nước. Điều này là bình thường, nhưng cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực nhất định, vì chúng ta không thể đảm bảo được mọi việc.Trong chiến dịch không vận, tôi hiểu rằng một số bà mẹ hoặc gia đình vào thời điểm đó nghĩ rằng việc cho con đi làm con nuôi sẽ giúp chúng có được cuộc sống tốt đep hơn.
Cũng có trường hợp bà mẹ bị thuyết phục đơn giản rằng họ sẽ ích kỷ nếu như họ không cho con đi để con có được cuộc sống mới tốt hơn hoặc họ nghĩ con mình vẫn có thể quay trở về. Cũng không ít trường hợp cha mẹ đã đau đớn khi từ bỏ con.
Anh có thể kẻ đôi nét về cuộc sống của chị em anh với ba mẹ nuôi ở Mỹ?
Tôi hài lòng với cuộc sống của mình tại Mỹ. Ba mẹ nuôi tôi rất tốt và họ có một trang trại. Ba mẹ nuôi cũng chia sẻ với tôi về kinh nghiệm du lịch, dạy cho tôi về văn hóa. Tôi sống cùng với chị ruột của tôi và một số chị em nhận được nuôi từ Việt Nam khác. Trong số này có một người đã qua đời từ khi còn rất nhỏ. Tôi không gặp nhiều trở ngại và về việc phân biệt chủng tộc hay trong cuộc sống. Nếu có chỉ là rất ít và tôi rất dễ dàng hòa nhập vì những người bạn đến trường nơi tôi sống rất thân thiện.
Nơi tôi ở là một vùng nông thôn, hầu hết là người da trắng chỉ có một số người châu Á. Ba mẹ luôn kể cho tôi nghe tôi là người Việt Nam và tôi là con được nhận nuôi. Tuy nhiên, cũng không gặp nhiều trở ngại khi tôi là người châu Á trong khi ba mẹ nuôi của tôi đều là người da trắng. Mẹ nuôi tôi đã mất cách đây 10 năm.
Anh ý thức tìm hiểu cội nguồn từ lúc nào?
Khi xem một bộ phim tài liệu Việt Nam vào năm tôi 25 tuổi, tôi muốn quay trở lại Việt Nam để hiểu biết về văn hóa và con người nơi tôi được sinh ra.
Landon Carnie và các bạn trẻ Việt Nam
Anh có biết thông tin gì về gia đình ruột tại Việt Nam hay không?
Tôi được nghe kể lại rằng mẹ tôi đã mất khi sinh tôi ra. Ba tôi là người ở Bạc Liêu hay Sóc Trăng. Có thể ông không đủ khả năng chăm sóc tôi hoặc gặp khó khăn vì một vấn đề nào đó, vì vậy ông nghĩ rằng nếu tôi được nhận nuôi từ một gia đình khác có đủ khả năng thì tôi có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghe nói ông là bác sĩ và ông có quay trở lại thăm tôi một vài lần nhưng rồi một ngày không thấy ông quay trở lại nữa.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tìm lại được gia đình ruột. Nhưng tôi cũng mong rằng những người thân của mình vẫn đang còn sống và hạnh phúc và có thể họ cũng muốn biết cuộc sống của tôi và chị gái.
Anh đã sống và làm việc tại Việt Nam 13 năm qua, anh cảm nhận cuộc sống ở đây như thế nào?
Cuộc sống của tôi ở Mỹ ổn định và chắc chắn. Nhưng tôi thích Việt Nam vì mỗi ngày tôi lại khám phá những điều mới. Tôi thích phong cách sống, văn hóa, con người và thức ăn Việt Nam.
Qua 13 năm sống và làm việc tại Việt Nam, tôi cảm nhận mọi thứ đều phát triển, trong đó đặc biệt nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Tôi nghĩ tôi có thể hòa nhập nơi này khá tốt. Tuy nhiên, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ hiện vẫn là rào cản đối với tôi.
Nhìn lại cuộc đời mình 40 năm qua, anh có so sánh gì giữa cuộc sống tại Việt Nam và Mỹ?
Tôi chưa bao giờ lớn lên tại Việt Nam vì vậy tôi không thể nào so sánh giữa Việt Nam và Mỹ. Nhưng có một điều, tôi cho rằng mình rất may mắn khi đã cơ hội được sống, lớn lên và học tập tại Mỹ, sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tôi được chăm sóc, lớn lên và đi học ở Mỹ như nhiều trẻ em khác ở quốc gia này. Qua đó, tôi có cơ hội được trang bị những kiến thức về kinh tế và tài chính… và chịu ảnh hưởng sự giáo dục của đất nước này. Và rồi sau đó, tôi lại có thể quay trở lại sống và làm việc tại Việt Nam.
Anh muốn nói gì về sự kiện 30/4/1975?
Dù sao đi nữa, bất cứ cuộc chiến tranh nào, khi kết thúc cũng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ đây là sự kiện mà cả người dân Mỹ và Việt Nam đều vui mừng.Còn với tôi, cuộc đời là món quà được ban tặng và tôi đã nỗ lực chèo lái nó theo hướng tích cực nhất có thể. Có 3 thời điểm đặc biệt trong một năm để tôi nhìn lại mình: Tết Tây, Tết Nguyên đán và ngày 30/4. Khoảng 6-7 năm trước, tôi mặc định nước Mỹ là nhà của mình. Giờ đây, tôi nghĩ quê hương là nơi cuối cùng ta muốn vĩnh viễn nằm lại khi chết. Việt Nam trở thành gia đình một cách tự nhiên của tôi qua những người tôi gặp, trải nghiệm từ chuyến đi, ngôn ngữ, văn hóa…
Tôi nghĩ mọi thứ thật tốt khi chiến tranh đã kết thúc. Tôi đã từng trở lại hiện trường nơi chiếc máy bay chở tôi rơi xuống đất. Qua 40 năm cũng chẳng còn lại dấu tích gì nhiều, nhưng ít nhất chuyến đi đã giúp tôi nhìn sự việc theo hướng hiện thực hóa để tôi hướng về cuộc sống phía trước.
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân Theo đề nghị của bạn đọc, báo Dân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉ thegioi@dantri.com.vn. Chân thành cảm ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh). |
Lê Phương
Thực hiện