1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

TQ sẽ được lợi nhất từ khủng hoảng Ukraina

Cách xa chiến trường ở Donetsk và Novoazovsk, Ukraina hàng nghìn kilomet là một quốc gia có thể được lợi lớn nhất từ tình trạng rối loạn dọc biên giới phía tây nam của Nga: Trung Quốc.

TQ sẽ được lợi nhất từ khủng hoảng Ukraina

 
Theo VOA, trong khi Tổng thống Nga Putin viết lại cuốn sách về an ninh thời hậu chiến tranh lạnh châu Âu, Bắc Kinh đứng từ xa theo dõi một cách thận trọng, không phản đối hay can thiệp.

Việc Trung Quốc tránh tham gia bỏ phiếu một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng 3, trong đó, lên án Nga sáp nhập Crưm, là khá bất thường dựa trên lập trường thường thấy của nước này với những cuộc bỏ phiếu như vậy. Tuy nhiên, điều đó diễn ra khi quan hệ song phương Nga Trung đang đi lên trong vài năm gần đây.

Cách giai đoạn lãnh đạo hiện nay hai thế hệ, mối quan hệ giữa Liên Xô thời Leonid Brezhnev và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc không mấy tốt đẹp. Hai bên đã có những cuộc đụng độ nhỏ vào năm 1969, dọc biên giới sông Ussuri (Wusuli theo cách gọi của Trung Quốc) và gần như đã dẫn tới chiến tranh.

Tuy nhiên, hiện giờ, đó là quá khứ đã xa.

"Trung Quốc có thể lợi nhất từ khủng hoảng Ukraina?", Martha Brill Olcott, học giả lâu năm về chính trị Nga và Trung Á đặt ra câu hỏi. "Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ được lợi nhất"

Các mục tiêu chiến lược

Trong những nước láng giềng có liên quan, duy nhất một quốc gia có quân đội có thể thách đố Nga một cách toàn diện: đó là Trung Quốc.

Nga có lý để lo lắng: hàng chục triệu người Trung Quốc sống ở bên kia biên giới của một vùng đất gần như không có người sinh sống đồng thời là nơi giàu tài nguyên của Nga.

Cư xử thiện chí với Bắc Kinh là rất quan trọng và để cho các nguy cơ từ Trung Quốc không nổi lên, Moscow có thể đảm bảo an toàn cho "sân sau chiến lược", giám đốc chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho hay.

"Tôi cho rằng điều đó rất quan trọng, đặc biệt là với Nga, phải tạo môi trường dễ bị tấn công từ cả hai phía, vốn giúp đảm bảo sân sau để Trung Quốc không tiến vào Nga theo cách quân sự", ông Kuchins tuyên bố tại một cuộc thảo luận bàn tròn ở Washington.

Lĩnh vực mà Trung Quốc được lợi nhiều nhất từ khủng hoảng Ukraina đó là sự xao lãng, Robert Daly, người đứng đầu Trung tâm Wilson thuộc viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ nhận xết. Hành động của Nga đã chuyển hướng chú ý khỏi xung đột trong nước ở Trung Quốc.

Thêm nữa, Bắc Kinh được lợi vì Washington tập trung vào những nhu cầu an ninh của các đồng minh châu Âu, thay vì kế hoạch "trục châu Á", kế hoạch mà Trung Quốc coi là có tính đe dọa.

Mục tiêu địa lý

Tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan, Nga và Trung Quốc và những nước có ít ảnh hưởng hơn như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu, đang cố gắng xây dựng các quan hệ mới hoặc củng cố quan hệ vốn có.

Ảnh hưởng của Kremlin với những nước cộng hòa cũ không còn được như trước kia song Moscow đã cố xây dựng mối quan hệ văn hóa, kinh tế và xã hội lâu dài để đảm bảo họ vẫn có thể chỉnh cán cân khi cần thiết. Khủng hoảng Ukraina là lời kêu gọi cảnh tỉnh với các lãnh đạo Trung Á, đặc biệt là những quốc gia có dân số tương đương Nga như Kazakhstan, giới chuyên gia nhận định.

"Nội tại, ở Trung Á, ở cấp cao, đã có suy nghĩ rằng thời kỳ khủng hoảng đang tiến gần Nga, và câu hỏi là khi nào", Olcott, người có quan hệ với nhiều nhân vật cấp cao của khu vực nói. "Điều đó sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc có được cái họ muốn. Điều đó chắc chắn sẽ làm thay đổi cách hoạt động của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), khiến Nga có thể bị cô lập ở cả SCO lấn Trung Á"

"Các nước Trung Á rõ ràng là e sợ Nga, song hiện chưa rõ Nga có được khả năng đó không....Câu hỏi đối với dân Trung Á sẽ là: Liệu Nga có khả năng làm việc đó cùng lúc không", Olcott nói thêm.

Lợi ích kinh tế

Kremlin đã hướng về phía đông từ nhiều năm qua nhằm chống lại khả năng các thị trường châu Á có thể đột nhiên không hoan nghênh các sản phẩm của Nga.

Trên tất cả, đó là dầu và khí đốt. Nga hiện là nguồn cung thống lĩnh đối với các nhu cầu năng lượng của EU. Tuy nhiên, xung đột vì Ukraina đã dẫn tới những kêu gọi ở châu Âu rằng cần đa dạng hóa các nguồn cung thay vì chỉ dựa vào Nga.

Hồi tháng 5, một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, kéo dài 30 năm đã được ký kết để đưa khí từ các mỏ ở Siberia sang các khu vực công nghiệp ở phía bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát công nghiệp, Bắc Kinh đã tóm được thỏa thuận hời.

"Với Putin, ông ấy muốn nói với người châu Âu rằng, chúng tôi không bán cho các vị. Tuy nhiên, với Trung Quốc, Putin bán khí cho nước này với giá rẻ, với mức giá rất giảm...Người được lợi rõ ràng là Trung Quốc".

Ngoài ra, việc Kremlin trả đũa trừng phạt của phương Tây và Mỹ vào tháng trước đã khiến hàng hóa tiêu dùng từ các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu bị chặn lại. Trong lúc đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã mau chóng lấp đầy chỗ trống trên các kệ hàng ở Nga, một quản lý tại công ty mang tên Shandong Goodfarmer - nhà xuất khẩu táo, tỏi và gừng lớn nhất của Trung Quốc nói.

Theo Hoài Linh
Vietnamnet