1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tiếng cảnh báo vang liên hồi trước khi QZ8501 rơi xuống biển

(Dân trí) - Từ dữ liệu của thiết bị ghi âm buồng lái trên phi cơ AirAsia QZ8501, Cơ quan điều tra Indonesia cho hay trước thời điểm gặp nạn, những tiếng cảnh báo đã vang lên liên hồi, át lời nói của các phi công đang cố điều khiển máy bay.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2650/May-bay-AirAsia-cho-162-nguoi-gap-nan-tren-bien.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Máy bay AirAsia chở 162 người gặp nạn trên biển</b></a>

Đại diện Cơ quan điều tra của 

Đại diện Cơ quan điều tra của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia ngày 21/1 thông báo về các dữ liệu thu được từ hộp đen ghi âm buồng lái của máy bay QZ8501. (Ảnh: AFP)

Hãng thông tấn AFP dẫn lời một nhân viên điều tra giấu tên của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia (NTSC) ngày 21/1 cho hay các tiếng cảnh báo đã vang lên không ngừng khi các phi công đang cố gắng cứu chiếc máy bay QZ8501 trước thời điểm nó rơi xuống biển vào ngày 28/12, làm 162 người thiệt mạng.

"Chúng tôi nghe thấy tiếng cảnh báo vang lên liên hồi, át tiếng nói của cơ trưởng và phụ lái đang cố gắng cứu chiếc máy bay", nhân viên điều tra trên nói. 

Nhân viên điều tra này cũng cho hay trong số các âm thanh cảnh báo, đôi lúc có thể nghe được tín hiệu khẩn cấp báo hiệu máy bay bị “mất lực nâng ở cánh máy bay”(stall).

Hiện tượng “mất lực nâng ở cánh máy bay” xảy ra khi tốc độ bay quá chậm, lực nâng ở cánh không đủ để giữ máy bay ở trên không (mặc dù lúc đó động cơ hoạt động hoàn toàn bình thường, thậm chí ở mức hết công suất).

Trong trường hợp của QZ8501, các nhà chức trách Indonesia trước đó đã thông máy bay này tăng độ cao quá nhanh, có thể làm tốc độ giảm đột ngột, do đó có thể khiến máy bay bị “mất lực nâng ở cánh”.
 

Mảnh vỡ được trục vớt của máy bay AirAsia. (Ảnh:

Mảnh vỡ được trục vớt của máy bay AirAsia. (Ảnh: AFP)

Trước đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan hôm 20/1 cho biết dữ liệu radar cho thấy chiếc máy bay QZ8501 có thời điểm đã tăng độ cao với tốc độ khoảng 1.828 m/phút trước khi gặp nạn. Sau đó chiếc máy bay QZ8501 đã lao xuống rất nhanh và biến mất khỏi màn hình radar.

Ông Johan nhận định: “Tôi nghĩ rằng thậm chí cả máy bay phản lực chiến đấu cũng hiếm khi tăng đột cao ở tốc độ 1,83 km/phút. Đối với máy bay thương mại, đây là điều bất thường, bởi chúng thường chỉ lên cao ở vận tốc 0.3 km-0,61 km/phút”. Ông cũng nói thêm phi cơ chở khách không được thiết kế để tăng độ cao nhanh như vậy.  
 
Trong một diễn biến liên quan, ông Nurcahyo Utomo, thành viên nhóm điều tra vụ tai nạn của QZ8501 hôm 20/1 cho hay, không phát hiện tiếng nói nào khác từ thiết bị ghi âm buồng lái ngoài tiếng của cơ trưởng và phụ lái. Ông cũng khẳng định “không có dấu hiệu khủng bố” trong vụ tai nạn của chiếc máy bay này. 
 
Trong liên lạc cuối cùng với kiểm soát không lưu, phi công của chuyến bay QZ8501 đã yêu cầu được tăng độ cao từ khoảng 9.700 m lên hơn 11.500 m mà không rõ nguyên do. Bên cạnh đó, vào hôm 28/12, khi chuyến bay QZ8501 chở theo 162 người đi qua biển Java, thời tiết ở đây không tốt và có các đám mây vũ tích.
 
Thoa Phạm
Theo AFP