1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Thế giới tiếp tục vạch trần mưu đồ của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông

(Dân trí) - Từ các trạm nghe lén tới việc triển khai máy bay chiến đấu và giờ đây là tên lửa đất đối không, việc Trung Quốc mở rộng các cơ sở tại Hoàng Sa là dấu hiệu cho thấy các kế hoạch lâu dài của nước này nhằm tăng cường tầm với quân sự trên khắp Biển Đông.


Ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: Stratfor)

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: Stratfor)

Reuters đưa tin, các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh nước ngoài cho hay các động thái phi pháp của Bắc Kinh nhằm vũ trang và mở rộng các cơ sở tại Hoàng Sa nhiều khả năng sẽ được thực hiện trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, cách đó khoảng 500 km về phía nam.

Cuối cùng, giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng cả hai quần đảo này cho các hoạt động của máy bay chiến đấu và do thám liên tục, trong đó có các cuộc tuần tra chống ngầm, trong khi cũng đưa nhiều dân thường tới đây để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền phi lý.

Và điều quan trọng là điều đó sẽ cho phép Bắc Kinh thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, tương tự với vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở Hoa Đông vào cuối năm 2013.

Giới chức Mỹ hồi tuần trước xác nhận rằng các tên lửa đất đối không đã được triển khai trên đảo Phú Lâm “rất gần đây”, đồng thời chỉ trích động thái này là mâu thuẫn với các cam kết trước đó của Bắc Kinh nhằm không quân sự hóa Biển Đông.

Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak tại Singapore, nói với Reuters rằng ông tin Trung Quốc có thể đưa các vũ khí tương tự tới Trường Sa trong vòng 1 hoặc 2 năm.

“Điều đó có thể cho phép Trung Quốc gia tăng các cảnh báo với khả năng thực sự”, ông nói.

Còn nhà phân tích quân sự Bonnie Glaser tại Trung tâm nghiên cứu an ninh và quốc tế tại Washington cảnh báo rằng việc tăng cường quân sự tại Hoàng Sa là sự báo trước cho các cuộc triển khai tương tự trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Ông Glaser nói thêm, dù giới chức Trung Quốc có thể viện cớ các cuộc tuần tra gần đây của Mỹ ở Biển Đông là lý do cho việc tăng cường quân sự ở Biển Đông nhưng chắc chắn Bắc Kinh đã có kế hoạch đó từ lâu.

Các hệ thống tên lửa HQ-9, được tin là đã được khiển khai tới đảo Phú Lâm, có tầm xa 200 km và là vũ khí mạnh nhất mà Trung Quốc triển khai trái phép tới quần đảo Hoàng Sa cho tới nay, các quan chức quân sự khu vực cho hay.

Động thái trên có thể cản trở các cuộc tuần tra trinh sát mà máy bay Mỹ và Nhật tiến hành thường xuyên ở Biển Đông, cũng như các chuyến bay của máy bay ném bom tầm xa B-52 của Mỹ.

Tại quần đảo Trường Sa, giới chức Trung Quốc luôn bao biện rằng việc mở rộng ở đây phục vụ mục vụ mục đích dân sự.

Ba đường băng đã và đang được xây dựng tại Trường Sa, và tháng trước Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa máy bay dân sự tới dường băng mới dài 3.000 mét trên bãi Chữ Thập.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành các chuyến bay quân sự tại Trường Sa trong vòng vài tháng nữa.

Wu Shicun, người đứng đầu Viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, lớn tiếng nói rằng các bài học rút ra từ việc mở rộng Hoàng Sa sẽ được áp dụng đối với Trường Sa, đặc biệt trong việc quản lý nguồn nước và rác thải.

Còn bà Yanmei Xie, một chuyên gia an ninh tại Bắc Kinh từ tổ chức nghiên cứu Nhóm khủng hoảng quốc tế, cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách khai khác các cơ sở tại Trường Sa để phục vụ mục đích cả dân sự lẫn quân sự, nhưng sẽ thận trọng về việc công khai đưa các thiết bị quân sự tới đây.

“Quần đảo Trường Sa phức tạp hơn vì nó liên quan tới tất cả các bên. Trung Quốc có thể bị tổn hại nặng nề về ngoại giao và địa chính trị”, bà Xie nói.

An Bình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm