1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Tàu ngầm Ấn Độ tự chế sắp phóng tên lửa đạn đạo

(Dân trí) - Sau khi chạy thử nghiệm thành công trên biển, chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên có tên gọi INS Arihant do Ấn Độ tự chế tạo dự kiến sẽ bắt đầu phóng thử tên lửa trong tháng này, trang mạng The New Indian Express đưa tin.

 

Một tàu ngầm của Ấn Độ (Ảnh: Diplomat)
Một tàu ngầm của Ấn Độ (Ảnh: Diplomat)

Một khi thử thành công, tàu ngầm INS Arihant sẽ được Hải quân Ấn Độ cho ra mắt trong dịp nước này đứng ra tổ chức Triển lãm hạm đội quốc tế vào tháng 2/2016 tại thành phố cảng Visakhapatnam, tờ The Diplomat trích dẫn một quan chức quân sự Ấn Độ cho biết.

Loại tên lửa được phóng thử lần này là tên lửa hành trình tầm xa bán siêu âm có tên là Nirbhay, vốn được coi là khắc tinh với tên lửa Tomahawk của Mỹ và tên lửa Babur của Pakistan, được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sản xuất. Vụ phóng thử tên lửa Nirbhay là một trong 2 kế hoạch thử tên lửa của Ấn Độ trong tháng này.

“Tên lửa Nirbhay sẽ được phóng từ tàu ngầm INS Arihant và vụ thử tiếp theo sẽ là một loại tên lửa khác. Cho đến nay các vụ chạy thử tàu ngầm đều thành công”, vị quan chức này cho biết.

Trong lần thử tiếp theo có thể là loại tên lửa đạn đạo mang tên K-15 Sagarika có tầm bắn 700-750km cùng tên lửa K-4, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng từ tàu ngầm có tầm bắn 3.500km, đều do tổ chức DRDO sản xuất. Tầm bắn tối đa của tên lửa Nirbhay khoảng 1.000km, theo truyền thông Ấn Độ.

Cả tên lửa Nirbhay, K-15 và K-4 đều có thể mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, các đợt phóng thử tên lửa Nirbhay tiến hành trước đó vào tháng 3/2013 và tháng 10/2014 chỉ mới thành công một phần, một quan chức thuộc tổ chức DRDO cho hay.

Nếu như lần thử này (tên lửa Nirbhay) không thành công và tất nhiên loại tên lửa này chưa thể đưa vào sử dụng trong tương lai gần, thì đây sẽ là những bước cản lớn nhất để tàu ngầm INS Arihant trở thành bộ 3 vũ khí tấn công nguyên tử của Ấn Độ, trong bối cảnh tầm bắn của tên lửa K-15 còn hạn chế. Điều này có nghĩa là tàu ngầm trên phải đáp ứng yêu cầu áp sát mục tiêu để phóng tên lửa mà không bị phát hiện.

Hơn nữa, theo quan chức trên, chính sách vũ khí hạt nhân của Ấn Độ sẽ tập trung vào học thuyết không sử dụng loại vũ khí tối tân nhất (viết tắt là NFU). Điều mà quốc gia Nam Á đang theo đuổi là nâng cao khả năng tấn công từ loại vũ khí hạng 2 nhưng phải đáng tin cậy.

Tuy nhiên, báo cáo tổ chức Hòa bình quốc tế Carnegie ra vào tháng 5/2015 chỉ ra rằng Ấn Độ cũng giống như Pakistan đều được cộng đồng thế giới biết đến là các quốc gia sử hữu vũ khí đầu đạn hạt nhân, nhưng với tàu ngầm INS Arihant, thì tên lửa đạn đạo hiện có là K-15 phải trang bị thêm đầu đạn hạt nhân trước khi được lắp đặt trên tàu ngầm trên.

Chiếc tàu ngầm INS Arihant do Ấn Độ tự chế tạo dựa trên Dự án 971 Akula I-class của Nga nhằm chế tạo tàu chiến tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu ngầm INS Arihant là chiếc đầu tiên của hạm đội tàu ngầm gồm 4 chiếc của Ấn Độ, trong khi truyền thông đồn đoán là hạm đội gồm 5 chiếc.

Hiện quốc gia Nam Á đã bắt tay đóng chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên INS Aridhaman trong năm nay.

Vũ Duy

Theo The Diplomat

 

Tàu ngầm Ấn Độ tự chế sắp phóng tên lửa đạn đạo - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm