1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Sự thật về tàu sân bay Trung Quốc

Theo tờ The Diplomat đưa tin, những thông tin “thổi phồng” xoay quanh tàu sân bay Trung Quốc đã không tương xứng với ngân sách chi tiêu của Lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN).

Theo các báo cáo, Trung Quốc hiện đang cho đóng hai chiếc tàu sân bay nhằm tăng tổng số tàu của nước này lên bốn chiếc, và có khả năng sẽ bổ sung thêm một chiếc tàu sân bay trực thăng lớp mới phục vụ cho cuộc công kích đổ bộ.

Đây là một sự cải tiến cần thiết cho một đất nước giàu có và có vị thế trên quốc tế như Trung Quốc. Đối với chính phủ, việc làm này đóng vai trò là một phần của chiến dịch công nghệ - dân tộc chủ nghĩa với mục đích làm cho cộng đồng quốc tế biết đến Trung Quốc như một quốc gia đang vươn lên đến quyền lực tầm cao nhất trên trường quốc tế.

Tàu sân bay Trung Quốc

Tàu sân bay Trung Quốc

Thách thức phải đối mặt

Nước này đang cho thấy, họ có thể thực hiện bất cứ điều gì mà các cường quốc khác đã từng làm: đáp máy bay phản lực trên một chiếc tàu sân bay, đưa cỗ xe do thám lên mặt trăng, và thậm chí có thể đưa người lên không gian. Đây chính là kỉ nguyên của các thành tựu vô cùng ấn tượng và đầy cảm hứng của Trung Quốc.

Thế nhưng thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt đó là nước này đã tiến hành “mô phỏng” lại các phát minh từ nhiều thập kỉ trước (năm 2003, Trung Quốc mới đưa người lên mặt trăng và thêm 2 thập kỉ nữa nước này mới đuổi kịp kĩ thuật đáp máy bay phản lực lên tàu sân bay).

Khi Trung Quốc đưa được người lên mặt trăng, thì nước này đã chậm hơn Mỹ đến 5 thập kỉ. Và dĩ nhiên trong khoảng thời gian 4 đến 6 thập kỉ trở lại đây, Mỹ và các quốc gia khác đã không ngừng cải tiến công nghệ.
Vì vậy, ta không thể vội vàng quy kết rằng sự sao chép các thành tựu công nghệ là một giải pháp hay cho người Trung Quốc.

Đã có các cuộc tranh luận trên trang báo The Diplomat về những tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực lãnh hải và về giá trị đương thời của tàu sân bay trong lực lượng hải quân nước này nói chung.

Đáng chú ý nhất là bài viết của phóng viên Harry Kazianis với tiêu đề “Tại sao thờ ơ với tàu sân bay Trung Quốc” (đăng ngày 28 – 1 – 2014) đã cho rằng: “Có rất nhiều vũ khí hạng nặng của Trung Quốc có khả năng đe dọa tới cương vị đứng đầu Thái Bình Dương của Mỹ - tuy nhiên tàu sân bay lại không phải là một trong số đó".

Song, một ý kiến khác phản bác cho rằng vũ khí hạng nặng của Trung Quốc không thể nào thách thức được Mỹ. Công nghệ tiên tiến là một chuyện, nhưng mục đích và các đồng minh của một quốc gia là những yếu tố khác cũng cần phải xem xét.

Sự thật là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề có những suy tính hay dự định gì về chi tiêu cho những vấn đề này, do đó việc Trung Quốc thách thức cương vị đứng đầu về sức mạnh hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương là hầu như không thể.

Học thuyết về vai trò của tàu sân bay
Phóng viên của The Diplomat cũng đã đặt vấn đề với suy đoán cho rằng Trung Quốc xây dựng cơ sở hải quân ở Ấn Độ Dương. Điều đó cũng có thể xảy ra, nhưng sẽ không giúp ích được gì cho kế hoạch tương lai gần của các nhà lãnh đạo. Vì sao họ phải cần đến các cơ sở hải quân ở nước ngoài?

Trước tiên hãy nhìn vào hai chiếc tàu sân bay mới. Nhà báo Robert Ruble thuộc hãng tin Naval War College Review đã có một phát biểu rất chuẩn xác về tàu sân bay hay các vấn đề liên quan như sau: “Lập luận ủng hộ hay chống đối lại các tàu sân bay đều nằm trong vai trò học thuyết của chúng.”

Học thuyết của Trung Quốc về vai trò của tàu sân bay là gì? Một trong những nguồn tin có thẩm quyền nhất, cuốn Sách trắng Quốc phòng phát hành hai năm một lần mới nhất (2013) của Trung Quốc, đã chỉ ra:

Thứ nhất, sự phát triển tàu sân bay của Trung Quốc có tác động sâu sắc đến việc xây dựng lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vững vàng và đảm bảo an ninh hàng hải.

Thứ hai, đây là một chiến lược phát triển quan trọng mang tầm vóc quốc gia nhằm củng cố sức mạnh hàng hải của Trung Quốc.

Thứ ba, lợi ích từ bên ngoài đã trở thành thành phần thiết yếu trong lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Các vấn đề an ninh đang trở nên nổi bật, bao gồm có các lĩnh vực năng lượng và tài nguyên ở nước ngoài, tuyến liên thông chiến thuật trên biển (SLOCs), cư dân và pháp nhân Trung Quốc sống tại nước ngoài.”

Nếu phân tích kỹ lưỡng về vị thế học thuyết của Trung Quốc trong việc bảo vệ tuyến liên thông trên biển, có thể thấy việc bảo vệ tuyến này là nhiệm vụ đa quốc gia, không chỉ riêng của Trung Quốc.

Một chiếc tàu sân bay sẽ chỉ hữu dụng trong một vài tình huống cứu hộ cư dân Trung Quốc sống tại nước ngoài, nhưng những trường hợp như vậy sẽ rất hiếm.

Thế nên nếu như chúng ta đọc cuốn Sách trắng để tìm kiếm lý lẽ biện minh cho lợi ích của tàu sân bay, thì đó chính là lập luận nổi tiếng mà nước này hay sử dụng: “Xây dựng một lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc hùng mạnh.” . Từ “chủ quyền” hay sự ủy nhiệm các vấn đề liên quan đến Đài Loan, đều không xuất hiện trong lời tuyên bố ngắn gọn về tàu sân bay này.

Có ý kiến ủng hộ quan điểm của Ronald O’Rourke, một nhà phân tích hàng đầu về lĩnh vực hải quân Trung Quốc làm việc tại cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đưa ra vào tháng 12 năm ngoái rằng: “Mặc dù các tàu sân bay sẽ có giá trị đối với Trung Quốc trong các cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan nhưng đó lại không phải là những giá trị then chốt trong hoàn cảnh đó bởi lẽ Đài Loan nằm trong phạm vi của máy bay có căn cứ mặt đất tại Trung Quốc.

Hầu hết những nhà quan sát tin rằng, Trung Quốc sở hữu tàu ngầm là để sử dụng trong các hoạt động khác nhằm biểu trưng cho vị thế quyền lực hàng đầu trong khu vực và trên thế giới của Trung Quốc.”

Giấc mộng trở nên mờ nhạt

Trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang tiến hành đánh giá vai trò chiến đấu của các tàu sân bay, theo tuyên bố của chỉ huy lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Wu Shengli, ngày 12 – 9 – 2013.

Ông dự đoán rằng sẽ phải mất vài năm để kiểm tra và đánh giá vai trò chiến đấu của các tàu sân bay nói trên, mặc dù lực lượng đang trong giai đoạn đầu xây dựng hai chiếc tàu sân bay mới, và lên kế hoạch đóng bốn chiếc tàu sân bay cỡ lớn cho một đơn vị lớp tàu chưa được phác thảo hoàn chỉnh.

O’Rourke cho rằng những chiếc tàu sân bay có thể được sử dụng để triển khai quyền lực. Và nếu ý của O’Rourke muốn nói rằng Trung Quốc can thiệp chính trị vào các khủng hoảng ở xa có lợi cho chiến lược quốc gia, lí do chính mà Mỹ tậu tàu sân bay và vì sao Liên bang Xô-viết lại muốn có chúng, thì kết luận đó lại có vấn đề.

Trung Quốc không hề có học thuyết quân sự nào mô tả những cuộc triển khai quyền lực giúp ích cho lợi ích quốc gia. Quy mô ước lượng của hải quân Trung Quốc trong 2 thập kỉ tới sẽ không cho phép thực thi.

Hơn nữa, Trung Quốc có một học thuyết chính trị phát biểu nước này sẽ không có các hành động can thiệp như trên. Học giả Johan Lagerkvist đã đúng khi chỉ ra rằng Trung Quốc đang trở nên khoan dung hơn khi tham gia vào các cuộc can thiệp nhân đạo dưới sự cho phép của Liên Hợp Quốc và chấp nhận hi sinh khẳng định chủ quyền tuyệt đối trong những trường hợp đó.

Nhưng điều này không giống với việc can thiệp chính trị hay triển khai quyền lực theo kiểu Mỹ kể từ khi tàu sân bay được đưa vào phục vụ trong quân đội.

Ngân sách quân đội dành cho việc phát triển các khả năng quân sự cao hơn bảo vệ quốc phòng đối với chủ tịch Tập Cận Bình đã không còn quan trọng so với các nhà lãnh đạo thế hệ trước.

Trong điều kiện tốc độ phát triển kinh tế quốc gia bị thụt lùi, chủ tịch Tập Cận Bình muốn tập trung nhiều hơn cho các chương trình không gian của quân đội Trung Quốc vì tác động của chúng đối với chiến tranh tin học.

Ông đã cho cắt giảm các hệ thống quy ước và nhân sự để dành cho việc mở rộng tiềm năng tin học. Trong hoàn cảnh tấn công khủng bố bên trong Trung Quốc ngày càng gia tăng, chủ tịch nước sẽ đặt vấn đề an ninh nội bộ lên trên hết. Chủ tịch nước Tập Cận Bình và bộ chính trị sẽ chỉ ủng hộ phát triển tàu sân bay trong thời gian này.

Tuy nhiên, khi các ưu tiên ngân sách thay đổi và công nghệ mới được phát triển, đặc biệt là về không gian và chế tạo robot, thì Trung Quốc tất yếu sẽ hạn chế số lượng tàu sân bay xuống còn hai chiếc, thay vì bốn.

Vào năm 2014, tình hình quan hệ dân quân ở Trung Quốc (giữa Đảng và thủ lĩnh quân đội) trở nên xấu nhất kể từ năm 1971, với vụ việc một cựu phó chủ tịch Uỷ ban quân đội bị kết án phạm tội và việc chủ tịch nước Tập Cận Bình cắt các khoản thưởng của từng cá nhân trong Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ngân sách quân đội dưới quyền chủ tịch nướcTập Cận Bình đang bước vào một giai đoạn mới, và những “giấc mộng” triển khai quyền lực hùng mạnh bằng lực lượng tàu sân bay của hải quân Trung Quốc đã trở nên mờ nhạt.

Theo Thanh Diệp - Tri Thông
Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm