1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Siêu tàu sân bay lịch sử của Mỹ thử thành công công nghệ hiện đại

(Dân trí) - Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford, vốn được Tổng thống Donald Trump mô tả là tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất với giá trị lên tới 12,9 tỷ USD, đã thử nghiệm thành công lần đầu tiên đợt cất và hạ cánh máy bay chiến đấu bằng công nghệ máy phóng điện từ (EMALS) và cáp hãm đà tiên tiến (AAG).

Siêu tàu sân bay Mỹ phóng máy bay bằng hệ thống điện từ hiện đại

Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford ngày 28/7 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của quân đội Mỹ khi máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet lần đầu cất và hạ cánh thành công bằng hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) và hệ thống máy phóng điện từ (EMALS). Đây đều là những công nghệ mới do Hải quân Mỹ phát triển, được kỳ vọng sẽ tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay trị giá 12,9 tỷ USD của Mỹ.
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford ngày 28/7 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của quân đội Mỹ khi máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet lần đầu cất và hạ cánh thành công bằng hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) và hệ thống máy phóng điện từ (EMALS). Đây đều là những công nghệ mới do Hải quân Mỹ phát triển, được kỳ vọng sẽ tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay trị giá 12,9 tỷ USD của Mỹ.

Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) được thiết kế để giúp tăng tốc máy bay khi cất cánh trên đường băng ngắn của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Hệ thống này ra đời thay thế hệ thống máy phóng hơi nước trên tàu sân bay trước đây. Trong ảnh: Thủy thủ Hải quân Mỹ hướng dẫn máy bay F/A-18F Super Hornet bắt đầu tiến vào hệ thống EMALS trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) được thiết kế để giúp tăng tốc máy bay khi cất cánh trên đường băng ngắn của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Hệ thống này ra đời thay thế hệ thống máy phóng hơi nước trên tàu sân bay trước đây. Trong ảnh: Thủy thủ Hải quân Mỹ hướng dẫn máy bay F/A-18F Super Hornet bắt đầu tiến vào hệ thống EMALS trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford.

Ngoài hệ thống EMALS, hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) cũng là công nghệ mới được phát triển để giúp quá trình hạ cánh của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay được diễn ra thuận lợi hơn. Là bộ phanh hãm hiện đại, hệ thống AAG được thiết kế để giúp các máy bay giảm tốc nhanh khi đáp xuống tàu sân bay. Trong ảnh: Thủy thủ Darius Jarmon bôi trơn hệ thống EMALS mới trên tàu USS Gerald R. Ford.
Ngoài hệ thống EMALS, hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) cũng là công nghệ mới được phát triển để giúp quá trình hạ cánh của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay được diễn ra thuận lợi hơn. Là bộ phanh hãm hiện đại, hệ thống AAG được thiết kế để giúp các máy bay giảm tốc nhanh khi đáp xuống tàu sân bay. Trong ảnh: Thủy thủ Darius Jarmon bôi trơn hệ thống EMALS mới trên tàu USS Gerald R. Ford.

Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh các hạm đội Mỹ, ngày 28/7 tuyên bố rằng tàu USS Gerald R. Ford đã làm nên lịch sử khi cất và hạ cánh thành công một máy bay của phi đội VX-23 bằng hai hệ thống AAG và EMALS. Ngoài ra, việc thử nghiệm thành công cũng đã góp phần xóa bỏ những nghi vấn về khả năng của hai hệ thống này trên siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Trong ảnh: Máy bay F/A-18F Super Hornet chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Gerald R. Ford để thử nghiệm công nghệ cáp hãm đà tiên tiến.
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh các hạm đội Mỹ, ngày 28/7 tuyên bố rằng tàu USS Gerald R. Ford đã làm nên lịch sử khi cất và hạ cánh thành công một máy bay của phi đội VX-23 bằng hai hệ thống AAG và EMALS. Ngoài ra, việc thử nghiệm thành công cũng đã góp phần xóa bỏ những nghi vấn về khả năng của hai hệ thống này trên siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Trong ảnh: Máy bay F/A-18F Super Hornet chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Gerald R. Ford để thử nghiệm công nghệ cáp hãm đà tiên tiến.

Mặc dù tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã thử nghiệm thành công các công nghệ hiện đại như AAG hay EMALS trong việc việc cất và hạ cánh máy bay chiến đấu nhưng nhiều chuyên gia nhận định vẫn cần thử nghiệm kỹ lưỡng hơn để siêu tàu sân bay này có thể hoạt động hiệu quả nhất và không gặp bất kỳ sự cố nào trên biển.
Mặc dù tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã thử nghiệm thành công các công nghệ hiện đại như AAG hay EMALS trong việc việc cất và hạ cánh máy bay chiến đấu nhưng nhiều chuyên gia nhận định vẫn cần thử nghiệm kỹ lưỡng hơn để siêu tàu sân bay này có thể hoạt động hiệu quả nhất và không gặp bất kỳ sự cố nào trên biển.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford, dài 337 m và rộng 78 m, được xem là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất và đắt nhất thế giới hiện nay. Tàu có thể mang tới 75 máy bay các loại, được trang bị công nghệ tối tân và có thể hoạt động trên biển suốt 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford, dài 337 m và rộng 78 m, được xem là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất và đắt nhất thế giới hiện nay. Tàu có thể mang tới 75 máy bay các loại, được trang bị công nghệ tối tân và có thể hoạt động trên biển suốt 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.

Tổng thống Donald Trump đã gọi USS Gerald R. Ford là thông điệp 100.000 tấn mà Mỹ gửi tới thế giới và sẽ khiến kẻ thù run sợ. Tàu sân bay này đã chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 22/7. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, USS Gerald R. Ford dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2020.
Tổng thống Donald Trump đã gọi USS Gerald R. Ford là thông điệp 100.000 tấn mà Mỹ gửi tới thế giới và sẽ khiến kẻ thù run sợ. Tàu sân bay này đã chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 22/7. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, USS Gerald R. Ford dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2020.

Máy bay đáp xuống siêu tàu sân bay Mỹ bằng phanh hãm hiện đại

Thành Đạt

Ảnh: Reuters