1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Sét đánh nhà thờ ở Vatican: Không phải điềm báo!

(Dân trí) - Khi hay tin Giáo hoàng Benedict tuyên bố từ chức, một trong những hồng y của ngài đã thốt lên rằng thông tin “giống như tia chớp xé ngang bầu trời trong xanh”. Chỉ vài giờ sau một cơn bão hiếm gặp quét qua Rome và hai tia sét đánh trúng nhà thờ Thánh Peter.

 

Hình ảnh sét đánh nhà thờ ở Vatican ngày Giáo hoàng tuyên bố từ chức.

Hình ảnh sét đánh nhà thờ ở Vatican ngày Giáo hoàng tuyên bố từ chức.

 

Nhà thờ Thánh Peter nằm ở Rome là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Bão sét thường không xảy ra vào mùa đông mà thường xuất hiện ở Vatican vào mùa xuân hoặc mùa hè.

 

Nhưng đúng vào ngày Giáo hoàng Benedict, 85 tuổi, bất ngờ tuyên bố quyết định thoái vị vì không đủ sức thực hiện công việc, điều chưa từng có tiền lệ đối với một giáo hoàng đang tại vị trong suốt 600 năm qua, không phải là một, mà là hai tia sét đã đánh trúng mái vòm của nhà thờ Thánh Peter.

 

Phóng viên ảnh hãng thông tấn AFP đã thu giữ được khoảnh khắc này. Filippo Monteforte cho biết khi đó anh đang tránh mưa cạnh các cột của nhà thờ và trời khá lạnh. “Tia sét đầu tiên rất lớn, bầu trời sáng rực. Nhưng tôi đã không chụp được. Tôi đã gặp may ở lần hai và đã có thể chụp được vài tấm khi mái vòm bị sét đánh trúng”.

 
Bức tượng Chúa Jesus ở Brazil cũng nhiều lần bị sét đánh.
Bức tượng Chúa Jesus ở Brazil cũng nhiều lần bị sét đánh.

Một số người cho rằng sét đánh ngay sau khi Giáo hoàng tuyên bố thoái vị là một hiện tượng bất thường và có thể là một dấu hiệu hoặc cảnh báo từ Chúa Trời.

 

Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng hiện tượng sét đánh ở Vatican vào ngày Giáo hoàng tuyên bố thoái vị hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên, thuộc về khí tượng học. Đây chỉ là một sự trùng hợp hoàn toàn ngẫu nhiên và cũng không phải là lần đầu tiên nhà thờ Thánh Peter bị sét đánh trúng trong bão. Lý do bởi nhà thờ cao 138m, là cấu trúc cao nhất nhì trong khu vực. Ngoài ra, các cột tháp là cấu trúc sắt thép, nên dễ “hấp dẫn” sét.

 

Bức tượng Chúa Jesus lớn nhất thế giới, cao 30m và được đặt trên đỉnh núi cao 700m ở Rio de Janeiro, Brazil, cũng nhiều lần bị sét đánh trúng.
 
Ngoài ra, theo NASA, có khoảng 3,6 nghìn tỷ tia sét mỗi năm dội xuống trái đất, tức khoảng 8,64 triệu tia sét mỗi ngày. Chính vì vậy, hiện tượng sét đánh tháp của nhà thờ Thánh Peter trong một ngày giông bão hoàn toàn không có gì lạ.

Vũ Quý

Theo Mirror, Telegraph