1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quốc gia Thái Bình Dương lo ngại thỏa thuận nâng cấp cảng của Trung Quốc

Thành Đạt

(Dân trí) - Thủ tướng Samoa cảnh báo việc trao hợp đồng cho một công ty nhà nước Trung Quốc để tái phát triển một cảng thương mại ở của Quần đảo Solomon có thể dẫn đến căng thẳng an ninh nghiêm trọng hơn.

Quốc gia Thái Bình Dương lo ngại thỏa thuận nâng cấp cảng của Trung Quốc - 1

Trẻ em bắt cá trên một bãi biển ở Honiara, thủ đô của Solomon (Ảnh: Reuters).

"Đây là một cảng thương mại, mặc dù tôi nghĩ rằng mối lo ngại đặt ra là nó có thể biến thành một thứ gì đó khác. Tôi cho rằng chúng ta phải giải quyết vấn đề nếu nó có thể xảy ra", Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mata'afa cho biết hôm 22/3 sau cuộc gặp với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.

Thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon sẽ nâng cấp cảng quốc tế ở thủ đô Honiara và hai cầu cảng nội địa trong khuôn khổ dự án trị giá 170 triệu USD do Công ty Xây dựng Công trình Dân dụng Trung Quốc (CCECC) thực hiện. Công ty phát triển cơ sở hạ tầng nhà nước Trung Quốc đã quản lý nhiều dự án nước ngoài kể từ khi thành lập cách đây 43 năm, bao gồm ở Israel, Nigeria và Colombia. Đây là công ty duy nhất nộp hồ sơ dự thầu cho dự án tái phát triển cảng ở Quần đảo Solomon.

Việc công bố thỏa thuận nâng cấp cảng ở Quần đảo Solomon được đưa ra vào thời điểm Mỹ và các đồng minh bày tỏ lo ngại về hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Samoa, quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao thân thiện với Mỹ, cũng lo ngại về vấn đề này.

Thông báo về thỏa thuận được đưa ra khoảng một năm sau khi Trung Quốc và Quần đảo Solomon ký hiệp ước an ninh. Mỹ và Australia cảnh báo hiệp ước này có thể thúc đẩy quân đội Trung Quốc tăng cường hiện diện ở quần đảo cách bờ biển phía bắc của Australia khoảng 1.700km.

Trong khi đó, Quần đảo Solomon vẫn duy trì lập trường "làm bạn với tất cả các nước" sau khi tổ chức các cuộc gặp với các quan chức cấp cao của cả Washington và Bắc Kinh trong tuần này. Mỹ cũng mở lại đại sứ quán tại Honiara vào tháng trước, một phần để đối phó với "ảnh hưởng ngày càng tăng" của Trung Quốc trong khu vực.

Theo RT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm