1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Putin đột nhiên cho 10 tướng lĩnh nghỉ việc

Trong một động thái đầy bất ngờ, đột nhiên Tổng thống Nga Putin đã ký quyết định cho mười tướng lĩnh thôi việc.

Tổng thống Putin cho nghỉ việc 10 tướng

Truyền thông Nga vừa đồng loạt đưa tin, 10 tướng lĩnh thuộc các cơ quan thực thi pháp luật của nước này vừa đồng loạt “được” Tổng thống Vladimir Putin ký quyết định cho nghỉ việc một cách đấy bất ngờ. Sắc lệnh liên quan đã được đăng trên cổng thông tin pháp luật chính thức.

Theo đó, ông Putin đã cho nghỉ việc 10 tướng lĩnh chủ yếu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật của nước này, bao gồm: Bộ tình trạng khẩn cấp, Bộ Nội vụ, Cơ quan kiểm soát ma túy và Ủy ban điều tra Nga.

Đặc biệt, Tổng thống quyết định sa thải Cục trưởng Cục Chechnya, thuộc Ủy ban Điều tra Nga, phó lãnh đạo Cục điều tra Moscow và một lãnh đạo của một cơ cấu thuộc Bộ các tình trạng khẩn cấp.

Tuy nhiên, cũng giống như đợt sa thải hàng loạt gần 20 tướng lĩnh vào ngày 8-5 năm ngoái - chỉ một ngày trước khi Moscow tổ chức lễ diễu binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức - những lí do cụ thể xung quanh vụ sa thải hàng loạt này không được tiết lộ.

Ngày 8-5-2015, Tổng thống Putin đã gây bất ngờ khi ký sắc lệnh sa thải 18 tướng lĩnh Nga thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Cơ quan Kiểm soát ma túy Liên bang và Bộ Các Tình huống khẩn cấp, mà không đưa ra những thông tin chi tiết về nguyên nhân.

Tổng thống Nga Putin đột ngột cho nghỉ việc 10 tướng lĩnh (Ảnh minh họa)
Tổng thống Nga Putin đột ngột cho nghỉ việc 10 tướng lĩnh (Ảnh minh họa)

Trong số này có 2 tướng lĩnh Bộ Nội vụ là Trung tướng Sergey Lavrov - người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát Ma túy Liên bang ở vùng Kuban (miền nam nước Nga) và Thiếu tướng Andrei Pilipchuk - Vụ trưởng Vụ Hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và báo chí thuộc Bộ Nội vụ Nga.

Danh sách này còn có Phó Tư lệnh thứ nhất Bộ chỉ huy quân khu trung ương Vladimir Padalko, Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga Oleg Tatarskikh, Cục trưởng Cục Thông tin-Phân tích Oleg Grachev và thiếu tướng Alexei Ustinov-Cục trưởng Cục Điều tra Giao thông vận tải liên khu vực Moscow.

Cơ cấu Bộ quốc phòng cơ bản không có biến động

Việc Tổng thống Nga thực hiện việc “thay máu” một loạt tướng lĩnh trên hồi năm ngoái diễn ra trong bối cảnh quân đội nước này đang diễn ra sự đổi thay lớn, sau những biến động chính trị ở Ukraine và cuộc nội chiến ở Donbass có những bước ngoặt quan trọng.

Trước sức ép từ việc Mỹ-NATO liên tục bành trướng về phía đông, Tổng thống Putin đã lấy hiện đại hóa quân đội làm một trong những trọng tâm ưu tiêu chính và đã đưa ra học thuyết quân sự mới vào tháng 12-2014, chỉ ra những mục tiêu mới cho lực lượng vũ trang của Nga.

Trọng tâm trong kế hoạch của điện Kremlin là cải cách toàn diện các lực lượng vũ trang và hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự. Nỗ lực này bao gồm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga và cải tổ toàn diện lực lượng hải quân và không quân.

Trong đợt này, cơ cấu Bộ quốc phòng tương đối ổn định
Trong đợt này, cơ cấu Bộ quốc phòng tương đối ổn định

Tuy nhiên, trong đợt sa thải lần này, các quan chức quốc phòng cơ bản không bị “sờ gáy”, mà chủ yếu là các tướng lĩnh thuộc các cơ quan thực thi pháp luật, do các guồng máy thuộc Bộ quốc phòng Nga hiện đang vận hành trơn tru và đạt hiệu quả cao.

Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS do Nhóm không quân thuộc lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) đang tiến hành ở Syria hiện đang đạt hiệu quả cao, trong khi các lực lượng vũ trang trong nước cũng đang triển khai toàn diện và thiết thực.

Hiệu quả từ cuộc cải tổ quân đội Nga do Tổng thống Putin khởi xướng và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu hoạch định và tổ chức thực hiện đang thể hiện những kết quả hết sức ấn tượng. Do đó, nhân sự thuộc Bộ Quốc phòng cơ bản không có biến động.

Các chuyên gia phương Tây nhận định rằng, Tổng thống Putin hiện đang đối mặt với sức ép chính trị tăng cao trong nước, một phần xuất phát từ những khó khăn và bế tắc trong các vấn đề kinh tế, do lệnh trừng phạt của phương Tây và tệ nạn tham nhũng trong nước.

Ngoài ra, lãnh đạo các khu vực ở Cộng hòa Chechnya (thuộc Nga) và Cơ quan An ninh Liên bang đang ngày càng bất hòa trong các vấn đề liên quan đến khủng bố, gây căng thẳng ở Điện Kremlin, trong khi Tổng thống Putin đang cố cân bằng quyền lực xung quanh mình.

Theo Toàn Thắng

Đất Việt