1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Pháp, Đức vào cuộc trong rối loạn Ukraine

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk gặp Ngoại trưởng Đức, Pháp trong những nỗ lực cải thiện tình hình chính trị và quan hệ với Nga.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cùng Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Pháp Jean-Marc Ayraul đã tới thăm Thủ tướng Ukraine hôm 22/2 để thảo luận về các biện pháp nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk tại miền Đông, theo Reuters.

Theo đó, khi bắt đầu cuộc họp với Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, Ngoại trưởng Đức Steinmeier nhấn mạnh rằng ông và người đồng cấp Pháp thấy không có điều gì có thể thay thế cho thỏa thuận Minsk để chấm dứt cuộc chiến ở miền đông Ukraine giữa quân đội chính phủ và ly khai được Nga hậu thuẫn.

Thủ tướng Yatsenyuk chia sẻ với hai Ngoại trưởng Steinmeier và Ayrault rằng ông hy vọng họ sẽ giúp đỡ Ukraine, buộc Nga thực hiện các thỏa thuận đã được đưa ra.

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk gặp Ngoại trưởng Đức, Pháp.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk gặp Ngoại trưởng Đức, Pháp.

Phát biểu tại sân bay Tegel, Berlin trước khi bay với Ngoại trưởng Pháp đến Kiev, ông Steinmeier cho biết: "Chúng ta cần một sự sẵn sàng từ phía Nga để thực hiện các thỏa thuận Minsk... nhưng chúng ta cũng cần điều đó từ chính Ukraine".

Ngoại trưởng Đức cũng chia sẻ, ông hy vọng các nhà lãnh đạo của Ukraine có thể đặt sang một bên các tranh cãi chính trị để tập trung vào các biện pháp đẩy mạnh cải cách.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko từng yêu cầu Thủ tướng nước này Arseniy Yatsenyuk từ chức khi Quốc hội nước này đánh giá hoạt động của Chính phủ không hiệu quả. Song ông Yatsenyuk đã tự tin chiến thắng ngỡ ngàng trong cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm chức Thủ tướng.

Nga và Ukraine từ lâu đã nằm trong mối quan hệ căng thẳng, đặc biệt là sau sự kiện bán đảo Crimea tách ra khỏi chủ quyền của Ukraine. Sau đó là các cáo buộc ở miền Đông Ukraine khi Kiev liên tục tố cáo Nga vận chuyển vũ khí và gửi quân đội để hỗ trợ phiến quân. Còn Nga thì đổ lỗi cho việc quân đội Ukraine chậm trễ thực hiện thỏa thuận hòa bình đã đạt được ở miền Đông.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mới đây tuyên bố về những cuộc biểu tình Maidan là được tuyên truyền từ Nga, Thư ký của Tổng thống, ông Svyatoslav Tseholko viết trên trang Twitter.

"Khẩu hiệu của cuộc biểu tình Maidan thứ 3 có sự chuẩn bị tuyên truyền từ Nga. Nhưng nó không hề hiệu quả", dòng thông báo của vị Thư ký viết.

Hôm chủ nhật, 21/2, tại Kiev và Lviv đã tổ chức một cuộc biểu tình với sự tham dự của hơn 1.000 người tại Quảng trường Trung tâm ở Thủ đô Kiev yêu cầu thực hiện cải cách chính trị.

"Điều này không có nghĩa rằng người dân Ukraine không thấy những sai sót của chính phủ song cuộc biểu tình cho thấy họ lên tiếng để bảo vệ cải cách chính trị và điều này thật sự cho thấy thiện chí. Đó là ý chí của nhân dân Ukraine và nó thể hiện sự trách nhiệm. Và hôm qua, tôi nhận thấy một lần nữa rằng họ đã tạo ra niềm hy vọng vững chắc và mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi", Tổng thống Ukraine nói.

Tổng thống Ukraine cho rằng nguồn gốc cuộc biểu tình xuất phát từ truyền thông Nga. Ảnh: UNIAN
Tổng thống Ukraine cho rằng nguồn gốc cuộc biểu tình xuất phát từ truyền thông Nga. Ảnh: UNIAN

Trong khi đó, phe đối lập mà tiêu biểu là Đảng Tổ Quốc do cựu Thủ tướng Yuliya Tymoshenko lãnh đạo đang ngày càng thể hiện một quan điểm chính trị rõ ràng thể hiện ý chí của người dân Ukraine.

Cựu Thủ tướng tóc vàng trước đó lên tiếng tố cáo Thủ tướng đương nhiệm nước này "đút lót" để tại vị, đồng thời lên tiếng tố cáo Tổng thống Petro Poroshenko "bỏ mặc Ukraine".

"Cả nước nói cần phải sa thải chính phủ ngay lập tức. Quốc hội, tất cả các đảng phái đều bỏ phiếu cho điều này, nhưng Thủ tướng vẫn bám chặt lấy chiếc ghế quyền lực", Nữ hoàng Cách mạng Cam nói.

Trong văn bản đăng tải trên trang web của Đảng Tổ Quốc, bà Tymoshenko đòi hỏi nhà lãnh đạo Ukraine triệu tập phiên họp bất thường của quốc hội.

Văn bản này nêu: "Động thái này cần có ý chí của tổng thống, không cần gì hơn: Tổng thống phải triệu tập quốc hội, còn người đứng đầu quốc hội phải thông báo họp bất thường. Tôi yêu cầu Tổng thống và Chủ tịch quốc hội làm như vậy vì như cách họ cư xử hiện nay thì thực chất là bỏ mặc Ukraine", bà Tymoshenko tuyên bố.

Theo Đông Phong (Tổng hợp)

Đất Việt