1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Paris sắp chứng kiến cơn mưa nhựa

Minh Phương

(Dân trí) - Thủ đô Paris của Pháp sắp chứng kiến hiện tượng thời tiết đặc biệt - "mưa nhựa" - vào tuần tới, trùng thời điểm các nhà lãnh đạo quốc tế tới đây dự hội nghị chống ô nhiễm nhựa.

Paris sắp chứng kiến cơn mưa nhựa - 1

(Ảnh minh họa: Getty).

Khi các nhà ngoại giao từ 175 quốc gia hội tụ tại Paris, Pháp từ ngày 29/5 đến 2/6, để thảo luận về hiệp ước chống ô nhiễm nhựa, họ có thể phải mang theo ô, nhưng không phải chỉ vì trời có thể đổ mưa thông thường.

Trong dự báo thời tiết đầu tiên về ô nhiễm nhựa, Paris có thể chứng kiến "cơn mưa nhựa" trong thời gian diễn ra hội nghị. Theo đó, hàng tỷ hạt nhựa từ trên trời sẽ rơi xuống. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hầu hết các hạt nhựa ở Paris là nylon và polyester, có thể là từ quần áo hoặc hạt nhựa từ lốp xe, đặc biệt khi phanh xe.

Giới khoa học ước tính, có khoảng 44-48kg sợi nhựa sẽ rơi xuống Paris trong mỗi 24 giờ. Nếu mưa lớn, khối lượng này sẽ còn tăng gấp vài lần.

"Điều này sẽ giúp các nhà ngoại giao tập trung hơn trên bàn đàm phán", Marcus Gover, người đứng đầu nghiên cứu về rác thải nhựa tại tổ chức Minderoo (Australia), bình luận.

Chuyên gia này cho biết: "Những hạt nhựa lẫn vào môi trường tự nhiên. Hỗn hợp độc hại này sau đó sẽ xâm nhập cơ thể người và gây ra những tổn hại không thể tưởng tượng cho sức khỏe".

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Minderoo Foundation từ năm 2015, dựa vào thu thập mẫu từ nhiều địa điểm quanh năm và sàng lọc chúng trong phòng thí nghiệm.

Mối lo ngại về tác động của nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người đã tăng lên trong những năm gần đây. Theo ước tính của Liên hợp quốc, rác thải nhựa giết chết hơn một triệu con chim biển và 100.000 động vật có vú sống ở biển mỗi năm, cá voi xanh tiêu thụ tới 10 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày.

Trong tự nhiên, các hạt vi nhựa nhiều màu đã được tìm thấy trong băng gần Bắc Cực và bên trong những con cá di chuyển trong các hốc sâu nhất, tối nhất của đại dương.

Theo AFP