1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nóng bỏng tình hình Trung Đông

Trong những ngày đầu xuân Bính Tuất, khi người dân châu Á còn đang đón mừng năm mới, tình hình chính trị tại khu vực Trung Đông và dải Gaza tiếp tục căng thẳng.

Tại Palestine, bất ngờ lớn đã xảy ra trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 26/1. Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas giành thắng lợi áp đảo với 76 ghế, trong khi Đảng Fatah cầm quyền chỉ giành được 43 ghế.

Phiên tòa xử cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein nối lại ngày 29/1 một lần nữa rơi vào tình trạng hỗn loạn. Ông Saddam rời khỏi phòng xử án sau một màn đấu khẩu kịch liệt với vị chánh án mới Raouf Abdul Rahman. Phiên tòa tiếp tục được nối lại trong ngày 1/2, tuy nhiên ông Saddam và bốn bị đơn, cùng luật sư bào chữa tẩy chay phiên tòa, yêu cầu có chánh án mới

Kết quả này giúp Hamas có quyền đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp mới. Thủ tướng Palestine Ahmed Korei thuộc Đảng Fatah tuyên bố từ chức.

Trong phiên họp nội các ngày 29/1, quyền Thủ tướng Israel Ehud Olmert tuyên bố Israel sẽ tẩy chay một chính phủ Palestine có sự tham gia của Hamas, trừ khi nhóm này từ bỏ bạo lực, công nhận quyền tồn tại của nhà nước Do Thái và chấp nhận mọi hiệp định mà chính quyền dân tộc Palestine (PNA) đã ký với Israel.

“Nhóm bộ tứ” gồm Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với Hamas, đổi lại cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho Palestine. Tuy nhiên, Hamas bác bỏ tuyên bố của nhóm “bộ tứ”. Mỹ và EU đang dọa sẽ cắt viện trợ Palestine.

Trong khi đó, Iran đang đứng trước nguy cơ bị đưa ra Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ vì quyết định nối lại chương trình hạt nhân. Cuối ngày 30-1, năm quốc gia thành viên thường trực của HĐBA (Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nga và Anh) cùng với Đức họp nhất trí sẽ thảo luận vấn đề Iran trước HĐBA và với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Một ngày sau đó, Tehran lên tiếng đe dọa sẽ chấm dứt hợp tác với IAEA, trong đó có việc ngừng các cuộc thanh tra đột xuất các cơ sở hạt nhân ở Iran kể từ ngày 4/2 tới, nếu cơ quan này đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra thảo luận tại HĐBA.

Cùng ngày, IAEA thông báo Iran đã trao cho cơ quan này một tài liệu liên quan tới việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Theo báo cáo của IAEA - dự định được đưa ra thảo luận trong cuộc họp khẩn ngày 2/2, chương trình hạt nhân của Iran có một số điểm "có thể liên quan tới lĩnh vực quân sự".

Tuy vậy, HĐBA sẽ chỉ đưa ra quyết định cuối cùng trong cuộc họp vào tháng ba tới sau khi nhận báo cáo của IAEA. Nga tuyên bố con đường ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn chưa khép lại.

Tuổi trẻ (Theo BBC, AP, Reuters, CNN)