1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ

(Dân trí) - Vụ trao đổi gián điệp mới nhất giữa Nga và Mỹ ngày hôm qua khiến nhiều người cho rằng “cái bóng” của Chiến tranh Lạnh vẫn còn đang lẩn khuất đâu đó - khi mà nhiều vụ trao đổi tương tự đã diễn ra.

Dưới đây là một số vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng giữa Nga và Mỹ trong quá khứ: 
 
10/2/1962: Francis Gary Powers và Rudolf Ivanovich Abel được thả khỏi nhà giam (vì bị buộc tội làm gián điệp) và được trao đổi bí mật ở biên giới giữa Tây Đức và Đông Đức khi đó.
Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ - 1
Francis Gary Powers (giữa) trong phiên xét xử đầu tiên ở Mátxcơva năm 1976.

Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ - 2

Powers bên một chiếc máy bay do thám chụp hình U-2 năm 2000 tại Bảo tàng đồng minh Berlin.
 
Powers là phi công lái máy bay do thám chụp hình U-2 của Mỹ. Chiếc máy bay bị bắn hạ vào ngày 1/5/1960 gần Sverdlovsk, miền trung Liên Xô (cũ). Còn Abel được cho là giám đốc của một mạng lưới tình báo của Liên Xô tại Mỹ vào thời điểm ông bị bắt, ngày 21/6/1957 ở New York.

 

11/10/1963: Bộ Ngoại giao Mỹ công bố 2 người bị cáo buộc là gián điệp cho Liên Xô bị Mỹ bắt giữ đã được trao đổi lấy 2 người Mỹ bị Nga kết tội và bỏ tù vì tội danh tương tự. Hai người Mỹ được phóng thích trong thỏa thuận trao đổi gián điệp này là Marvin William Makinen, 24 tuổi, bị bắt khi đang ở Kiev năm 1961 và Rev. Walter M. Ciszek, một nhà truyền giáo, bị bắt ở Liên Xô năm 1941. Còn hai người Nga được trả tự do là Ivan D. Egorov, cựu quan chức của Liên hợp quốc và vợ ông, bà Alexsandra.

 

22/4/1964: Greville Maynard Wynne, một thương gia Anh bị giam giữ vào năm 1963 vì bị cáo buộc làm gián điệp cho Anh và Mỹ. Wynne được trao đổi cho Konon Trofimovich Molody, một sỹ quan quân đội Nga bị người Anh bắt giam vào năm 1961 vì chỉ đạo một mạng lưới tình báo thu thập các thông tin giá trị về các tàu ngầm của Anh. Cuộc trao đổi diễn ra ở Heerstrasse, biên giới Tây Đức- Đông Đức.
 
30/4/1978: Đây là ngày mà một cuộc trao đổi tù nhân 3 bên, giữa Mỹ, Đông Đức và Mozambique hoàn thành. Miron Marcus, công dân Israel bị bắt từ tháng 9/1967, được thả tại biên giới Mozambique-Swaziland. Còn Mỹ thả Robert G. Thompson, cựu thư ký tình báo Không lực Hoa Kỳ bị kết tội chuyển các thông tin mật cho Liên Xô. Trong khi đó, Đông Đức thả Alan Van Norman, người Mỹ bị bắt ở Đông Đức khi đang cố gắng đưa một bác sỹ và vợ, con trai bác sỹ này sang Tây Đức.

 

27/4/1985: 5 người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo được thả khỏi các nhà tù của Liên Xô và được bay tới New York trong một cuộc trao đổi lấy 2 người Nga bị kết án làm gián điệp trên đất Mỹ. Trong số những người Nga thả có Alexander Ginzburg, còn 2 điệp viên Mỹ thả là Valdik A. Enger và Rudolf P. Chernyayev.
 
 
Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ - 3
Alexander Ginzburg, 59 tuổi,(phải) năm 1979.
 

11/6/1985: Mỹ và khối Đông Âu đã trao đổi những người bị cáo buộc làm gián điệp trong một thỏa thuận mà cuối cùng có tổng cộng có 29 người tất cả. Cuộc trao đổi diễn ra ở trên cầu Glienecke giữa Đông Đức và Tây Đức. 2 người bị kết án/cáo buộc làm gián điệp trên đất Mỹ đã được trao đổi lấy 5 tù nhân Ba Lan và 20 người bị cáo buộc làm gián điệp khác ở Đông Đức và Ba Lan. Đây là một trong những vụ trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Đông và Tây Đức kể từ Thế chiến II.

 

11/2/1986: Anatoly B. Shcharansky được Nga thả trong một cuộc trao đổi lấy 9 người hoặc bị kết tội hoặc bị cáo buộc làm gián điệp. Cuộc trao đổi diễn ra trên Cầu Glienicke giữa Đông Đức và Tây Đức. Shcharansky bị Liên Xô kết tội làm gián điệp cho phương Tây vào năm 1978.
 
Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ - 4
Anatoly B. Shcharansky (trái) được đại sứ Mỹ hộ tống sau khi vượt biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức trong cuộc trao đổi gián điệp.
 
Những vụ trao đổi gián điệp nổi tiếng của Nga, Mỹ - 5
9 người bị cáo buộc làm gián điệp lên một chiếc xe buýt trong cuộc trao đổi trên cây cầu Glienicke.
 
Cuộc trao đổi diễn ra sau khi Shcharansky bị bắt giam và cải tạo lao động 8 năm. Phương Tây thả 5 người: Karl và Hana Koechner, một cặp vợ chồng Tiệp Khắc bị Mỹ cáo buộc làm gián điệp cho nước họ vào năm 1984; Yevgeny Zemlykov, một người Nga bị Tây Đức bắt giam vào năm 1985 vì ăn cắp các bí mật công nghệ; Jerzy Kaczmarek, một điệp viên tình báo Ba Lan bị Đức bắt giam; và Detlef Scharfenoth, một điệp viên Đông Đức bị bắt ở Tây Đức vào năm 1985.

 

9/1986: Nhà báo người Mỹ Nicholas Daniloff và Gennadiy Zakharov, một nhân viên làm việc ở Liên hợp quốc bị cáo buộc làm gián điệp cho Liên Xô, đã được thả cách nhau một ngày sau chỉ 3 tuần đàm phán giữa Liên Xô và Mỹ. Trước đó, họ cũng bị bắt giữ cách nhau có vài ngày.

 

Phan Anh
Theo AP