1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những vụ tai nạn tàu ngầm thế giới trong nửa thế kỷ qua

Trong hơn nửa thế kỷ qua, trên thế giới đã phát sinh rất nhiều sự cố về tàu ngầm. Xuất phát từ đặc điểm tác chiến ngầm dưới nước nên cùng với máy bay, các tai nạn tàu ngầm thường gây ra các hậu quả rất thảm khốc.

Ngày hôm qua - 14/08, vào khoảng 3h sáng (giờ địa phương), tàu ngầm Kilo S-63 “Sindhurakshak” của hải quân Ấn Độ bỗng dưng phát nổ và bốc cháy dữ dội, khi đang thả neo tại cầu tàu của Nhà máy đóng tàu hải quân ở cảng Mumbai, miền tây Ấn Độ. Con tàu gần như bị phá hủy hoàn toàn, khả năng sống sót của 18 thủy thủ bị mắc kẹt trên tàu là rất thấp.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, trên thế giới đã phát sinh rất nhiều sự cố về tàu ngầm. Xuất phát từ đặc điểm tác chiến ngầm dưới nước nên cùng với máy bay, các tai nạn tàu ngầm thường gây ra các hậu quả rất thảm khốc.

Tháng 4/1963, tàu ngầm hạt nhân USS Thresher (SSN593) của hải quân Mỹ đã bị chìm ở khu vực biển gần Cape Cod, trong khi đang cố gắng đạt kỷ lục lặn sâu 396m. Vụ đắm tàu làm 1229 thủy thủ thiệt mạng, đây cũng là vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang hành trình đến quần đảo Canari, toàn bộ 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.

Tàu ngầm hạt nhân Kursk được trục vớt năm 2001

Tàu ngầm hạt nhân Kursk được trục vớt năm 2001


Tháng 4/1968, tàu ngầm hạt nhân tấn công mang số hiệu K-172, Type 659/675, lớp E-2 (NATO gọi là lớp Echo) của Liên Xô đã bị chìm tại Địa Trung Hải, toàn bộ 90 thủy thủ đã chết do trúng độc hơi thủy ngân.

Tháng 4/1970, một tàu ngầm hạt nhân Liên Xô bị chìm ở khu vực biển Tây Ban Nha làm 88 thủy thủ thiệt mạng.

Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets lớp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Nó có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi.

Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần tra tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.

Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạm đội Phương Bắc tại vùng biển Baren, làm toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng.

Ngày 9/2/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản ở thành phố Ehime, nằm ở phía Tây Bắc vùng Shikoku Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước. Nó đã nhấn chìm con tàu Nhật trong vòng vài phút làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.

 

Tàu ngầm hạt nhân USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles

Tàu ngầm hạt nhân USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles


Ngày 16/2/2001, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.

Ngày 30/8/2003, tàu ngầm hạt nhân vừa “giải ngũ” K-159 của Nga đã bị chìm tại biển Barents khi đang trên đường đến nhà máy đóng tàu để tiễn hành tháo dỡ. Vụ tai nạn khiến 9 trong số tổng cộng 10 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.

Ngày 1/8/2005: Một thủy thủ thiệt mạng và một người khác bị thương trong một vụ nổ tàu ngầm hạt nhân lớp Viktor-III của Nga đang neo đậu tại cảng Severodvinsk, Nga.

Ngày 6/9/2006: Một vụ hỏa hoạn xảy ra trong tàu ngầm lớp Viktor-III khác của Nga khiến hai thủy thủ chết sau khi đi qua biển Barents.

Ngày 21/3/2007: Hai thủy thủ và một người khác bị thương trong tàu ngầm Anh HMS Tireless sau một vụ nổ hệ thống thông gió và điều hòa không khí, khi tàu ngầm này đang tham gia tập trận ở Bắc Cực.

Ngày 8/11/2008, tàu ngầm hạt nhân K152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do nhân viên thao tác sai dẫn đến hệ thống chữa cháy phun ra một số lượng lớn khí làm mát Freon hay còn gọi là chloro-fluoro-carbon (CFC), khiến 20 người thiệt mạng và 21 người bị thương.

Tàu ngầm hạt nhân Miami của Mỹ đã bị phá dỡ sau vụ cháy ngày 23/05/2012

Tàu ngầm hạt nhân Miami của Mỹ đã bị phá dỡ sau vụ cháy ngày 23/05/2012


Tháng 2/2009, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi đang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người. Đây là sự việc đáng xấu hổ của 2 cường quốc tàu ngầm vì hệ thống sonar của cả 2 tàu đều đã bị “mù” nên đã đâm vào nhau, thậm chí sau đó còn không biết là đã đâm vào cái gì.

Ngày 26/12/2010, một tàu ngầm của hải quân Ấn Độ đột nhiên bị cháy tại khu vực biển phía đông nước này làm 1 thủy thủ tử vong, 2 người khác bị thương.

Ngày 8/4/2011: Hai thủy thủ bị bắn, trong đó có một người thiệt mạng trên tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh ở cảng Southampton, Anh. Một thủy thủ khác bị tình nghị xả súng đã bị bắt sau đó.

Ngày 30/12/2011: Tàu ngầm Yekaterinburg của Nga bốc cháy tại cảng Roslyakovo, Nga suốt một ngày và một đêm, khiến 9 người bị thương.

Ngày 23/5/2012, tàu ngầm hạt nhân tấn công Miami của hải quân Mỹ đã bị cháy khi đang cải tạo, nâng cấp tại cảng làm 7 người bị thương.

Ngày 14/10/2012, tàu ngầm USS Montpelier thuộc lớp Los Angles va chạm với tàu khu trục Aegis USS San Jacinto ở bờ biển phía đông nước Mỹ.

Ngày 10/01/2013, tàu ngầm tấn công USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles của Mỹ, đã va chạm với một tàu nổi không xác định được là tàu nào ở khu vực vịnh Ba Tư, dẫn đến bị hỏng kính tiềm vọng, không có thiệt hại gì về người.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô