Những trận đánh đẫm máu nhất thế kỷ 20
Thế kỷ 20 chứng kiến những trận đánh hoặc chiến dịch quân sự đẫm máu với tổn thất sinh mạng chưa từng có trong lịch sử loài người.
Các trận kịch chiến này diễn ra trong cả hai cuộc Thế chiến và các cuộc xung đột khác.
Trang web Army-technology.com đã liệt kê ra 10 trận chiến khốc liệt nhất của thế kỷ 20 dựa trên con số thương vong được ghi nhận:
1. Trận chiến Stalingrad (1942-1943)
Trận huyết chiến này gây ra khoảng 2 triệu thương vong ở cả phía quân Xô viết và phía phát xít. Trận đánh này được coi là một trong các thảm họa quân sự kinh khủng nhất của thế kỷ 20. Đó là một trong các trận đẫm máu nhất lịch sử và được coi là một trong các sự kiện quân sự chính của Thế chiến thứ 2.
Xác một xe tăng chiến đấu bị tiêu diệt trên phố Stalingrad. Ảnh: Bundesarchiv.
Quân Đức đã bị bất ngờ trước sức mạnh quân lực của Hồng quân ở (nay là Volgograd) khi phía Liên Xô triển khai hơn 1 triệu binh sĩ trong Chiến dịch Uran nhằm đánh bại đội quân Đức chốt trong thành phố. Quân phe Trục đã bị Hồng quân đánh bại hoàn toàn ở Stalingrad và buộc phải rút một lực lượng lớn quân sự ở phía Tây về củng cố mặt trận phía Đông.
Con số người chết ở Stalingrad là rất lớn. Phe phát xít có khoảng 850.000 lính bị chết, mất tích hoặc bị thương. Còn phía Liên Xô có 1 triệu binh sĩ hy sinh, mất tích hoặc bị thương. Đa phần dân thường bám trụ lại thành phố cũng thiệt mạng trong chiến trận.
2. Trận chiến Moscow (1941-1942)
Mật danh mà Đức đặt cho trận đánh này là Chiến dịch Typhoon, diễn ra trong Thế chiến 2 với khoảng 1,6 triệu thương vong.
Binh sĩ Hồng quân phòng thủ trước quân đội phát xít Đức ở ngoại ô Moscow. (Ảnh: RIA Novosti)
Trận chiến bắt đầu vào tháng 10/1941, bên Xô viết chủ yếu là phòng ngự trước cuộc tấn công của Đức nhằm vào .
Trận chiến bắt đầu vào tháng 1/1942, khiến ước chừng 174.000-400.000 quân Đức và 650.000-1,2 triệu quân Liên Xô thương vong.
Việc phòng thủ Moscow đánh dấu sự thành công của quân dân trong cuộc kháng chiến chống lại các lực lượng phe Trục. Đây cũng là thất bại của quân Đức ở cấp chiến thuật và chiến dịch.
3. Trận chiến Somme (1916)
Trận đánh Somme, còn được biết đến với cái tên Cuộc tấn công Somme, đã gây ra tổn thất hơn 1,2 triệu sinh mạng cho các đế quốc Anh, Pháp và Đức.
Trận chiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/1918 gần sông Somme ở Pháp. Đó là một trong các cuộc đụng đột lớn nhất của Thế chiến thứ nhất.
Trận đánh Somme vẫn là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, gây ra thương vong khoảng 57.000 cho lục quân Anh vào ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nguyên nhân quân Anh chịu thương vong lớn là do họ thiếu kinh nghiệm và chỉ được huấn luyện một cách chắp vá.
Tổng cộng, khoảng 420.000 lính của Anh và lực lượng Khối Thịnh vượng Chung đã tử vong, bị thương hoặc mất tích trong cuộc chiến này, trong khi Pháp mất hơn 204.000 người. Còn Đế chế Đức chịu thương vong ở mức 680.000 người.
Phe Đồng minh đã phải trả một cái giá sinh mạng cực lớn chỉ để chiếm được từ tay Đức một dải đất dài 32km và rộng có hơn 10km.
4. Chiến dịch Bagration (1944)
Với tổng thương vong hơn 1,1 triệu người, Chiến dịch Bagration là một trong các trận huyết chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử. Bagration là mật danh cho Chiến dịch Tấn công Chiến lược Belarus có mục đích quét sạch các lực lượng Đức khỏi nước Cộng hòa XHCN Belorussia và miền đông Ba Lan trong Thế chiến 2.
Kết quả chiến dịch: 28 trong tổng số 38 sư đoàn lục quân Đức bị đánh tan tác. Khoảng 350.000-400.000 quân Đức bị tiêu diệt, bị thương hoặc bắt sống.
Trong khi đó hứng chịu thương vong hơn 770.000 người, gồm 180.000 người bị chết hoặc mất tích trong lúc chiến đấu.
Quân Liên Xô đã giải phóng một vùng lãnh thổ rộng lớn khỏi ách chiếm đóng của Đức và phá hủy cơ bản Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức.
5. Chiến dịch Gallipoli (1915-1916)
Trận đánh này còn được gọi là Chiến dịch Dardanelles, khiến hơn 500.000 người thương vong.
Trận chiến trên bán đảo Gallipoli thuộc Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Jeronimo.
Trận chiến diễn ra trên bán đảo Gallipoli trong Thế chiến thứ 1 và biến thành một thảm họa khi quân phe Hiệp ước mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường biển từ châu Âu sang Nga. Chiến hạm Anh và Pháp đã mở các cuộc tấn công vào Eo biển Dardanelles vào tháng 2/1915, còn quân Anh, Pháp, Australia và New Zealand xâm chiếm bán đảo Gallipoli vào tháng 4 cùng năm đó.
Các nước phe Hiệp ước hứng chịu hơn 250.000 thương vong trước khi họ thực hiện cuộc rút lui cuối cùng khỏi bán đảo Gallipoli vào tháng 1/1916. Thương vong của Đế chế Ottoman (tiền thân của ngày nay) lên tới 218.000-250.000 người.
Cuộc xâm lược kết thúc thất bại khi phe Hiệp ước hứng chịu đòn phản công dữ dội của quân Ottoman. Thời tiết xấu, đạn pháo thiếu, bản đồ và thông tin tình báo không chính xác cũng là nguyên nhân đóng góp vào thất bại của phe Hiệp ước.
6. Trận chiến Pháp (1940)
Trận này, hay được gọi là sự Thất thủ của nước Pháp, gây ra thương vong tổng cộng hơn 500.000 binh sĩ cho cả hai phe Hiệp ước và Liên minh Trung tâm. Trận chiến nước Pháp bao gồm các chiến dịch Fall Gelb và Fall Rot.
Tù binh Pháp bị quân Đức áp giải sau khi nước Pháp thất thủ. Ảnh: Bundesarchiv.
Nước Pháp thất thủ là cuộc xâm lược thành công của phát xít Đức trên lãnh thổ Pháp, cũng như Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg. Khoảng 360.000 quân của phe Đồng minh đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, còn phe Trục thương vong hơn 160.000 người.
Cuộc kháng cự của Pháp chấm dứt khi quân Đức chiếm được Paris vào tháng 6/1940. Pháp sau đó bị Đức chiếm đóng theo thỏa thuận ngừng bắn ký giữa hai nước. Pháp vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của phe Trục cho đến khi được quân Đồng minh giải phóng vào năm 1944.
7. Trận chiến Kolubara (1914)
Trận đánh này còn được gọi bằng cái tên Trận đánh Suvobor. Bước ngoặt của cuộc chiến là khi một lực lượng xâm lược mạnh của Áo-Hung bị lực lượng Serbia trang bị kém đẩy lui. Trận đánh dẫn tới kết cục hơn 350.000 lính bị chết hoặc bị thương.
Trận Kolubara được coi là cuộc chiến lớn nhất giữa quân đội Serbia và quân đội Áo-Hung trong Thế chiến thứ 1. Tổng cộng 450.000 lính Áo-Hung và 250.000 lính Serbia đã được tung vào trận đánh.
Quân Áo-Hung hứng chịu 224.500 thương vong, còn quân Serbia tổn thất 133.000 lính. Trận đánh chứng tỏ năng lực phản công của Serbia trước lực lượng Áo-Trung được trang bị tốt hơn nhiều.
8. Chiến dịch Market Garden (1944)
Thảm họa quân sự này xảy ra khi quân Đồng minh bao vây không thành công khu vực Ruhr. Thương vong từ trận đánh là hơn 26.000 người.
Chiến dịch Market Garden – một trong các chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử. (Ảnh: army-technology)
Phe Đồng minh mở Chiến dịch Market Garden vào tháng 9/1944 nhằm tạo ra một hành lang không vận dài 103km để đưa xe tăng và binh lính vào miền bắc nước Đức. Trên 20.000 lính dù và hơn 13.500 lính tàu lượn, 5.200 tấn thiết bị, 1.900 xe, 560 pháo được thả xuống mặt đất trong chiến dịch này, khiến đây trở thành chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất từ trước tới nay.
Quân Đồng minh chiếm thành công một số đầu cầu trong giai đoạn đầu chiến dịch, nhưng phải đối mặt với sự kháng cự của quân Đức dữ dội hơn họ tưởng. Quân Đồng minh không vượt qua nổi sông Rhine với đủ lực lượng. Kết quả là quân Đồng minh bị thương vong hơn 17.000 lính. Thiệt hại của quân Đức thấp hơn, chỉ khoảng 9.000 người.
9. Cuộc chiến 6 ngày (1967)
Cuộc chiến tranh 6 ngày, còn gọi là Chiến tranh Arab-Israel lần thứ 3, gây ra hơn 23.000 thương vong trong cuộc tấn công bất ngờ do Israel thực hiện nhằm vào Ai Cập, Jordan và Syria nhằm đáp trả các mối đe dọa xâm lược từ khối các nước Arab.
Cuộc chiến 6 ngày bắt đầu vào ngày 5/6/1967 khi Israel mở các cuộc không kích bất ngờ lên các sân bay của Ai Cập. Không quân Ai Cập, Jordan và Syria hứng chịu thiệt hại nặng do các cuộc oanh tạc này.
Israel mở một loạt các cuộc tấn công trên bộ, trên không và trên biển, giành được quyền kiểm soát đối với bán đảo Sinai, dải Gaza (từ tay Ai Cập), và Bờ Tây (từ tay Jordan), và Cao nguyên Golan (từ tay Syria).
hứng chịu thương vong rất thấp, chỉ hơn 5.000 người, trong khi thương vong của Ai Cập là 15.000, Syria là 2.500 và Jordan là 800./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN
(Dịch từ Army-technology)